Kiến thức kinh doanh Kinh nghiệm kinh doanh Điều kiện mở thẩm mỹ viện theo quy định mới nhất 2023

Điều kiện mở thẩm mỹ viện theo quy định mới nhất 2023

Điều kiện mở thẩm mỹ viện hợp pháp là gì? Mở thẩm mỹ viện cần giấy tờ, hồ sơ bằng cấp ra sao? Là những câu hỏi thắc mắc bởi các bạn đang có ý định khởi nghiệp ở lĩnh vực này mà Genz Làm Giàu nhận được rất nhiều trong tuần qua.

 

Kinh doanh cơ sở làm đẹp là ngành dịch vụ có điều kiện, do đó, yêu cầu chủ đầu tư cần thực hiện những thủ tục cần thiết để tiến hành hoạt động một cách thuận lợi, tránh rắc rối hay vi phạm pháp luật. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng Genz Làm Giàu  tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây!

Thẩm mỹ viện và spa khác nhau như thế nào?

Mở thẩm mỹ viện cần giấy tờ gì?Mở thẩm mỹ viện cần giấy tờ gì?

Spa và thẩm mỹ viện thường bị nhiều người nhầm lẫn và hay gộp chung lại với nhau thành một loại hình dịch vụ. Bởi 1 số lý do sau:

  • Đều là nơi kinh doanh dịch vụ massage: Cả 2 thức thức kinh doanh này đều chú trọng đến liệu trình massage để chăm sóc cơ thể, làm đẹp cho mọi đối tượng giới tính. Đây là điểm chung phổ biến cho sự nhầm lẫn này.
  • Đều là chăm sóc sắc đẹp: Spa ngoài những liệu trình chăm sóc da thì cũng là nơi giúp mọi người thư giãn, tái tạo cơ thể giúp nâng cao sức khỏe. Cũng tương tự như thẩm mỹ viện, đây là nơi “lột xác” thay đổi ngoại hình để bản thân trông đẹp và thu hút hơn. Tóm lại cả 2 đều là nơi khách hàng đến với mục đích là làm đẹp.

Vậy thẩm mỹ viện và spa khác nhau ở điểm nào?

Để tránh việc nhầm lẫn và giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt spa và thẩm mỹ viện hơn cũng như có hiểu biết chính xác hơn về điều kiện mở thẩm mỹ viện, Genz Làm Giàu đã tổng hợp những thông tin cơ bản, bạn có thể tham khảo:

Khái niệm spa, thẩm mỹ viện

  • Spa có tên gọi bắt nguồn từ chữ La Tinh “Sanitas per aqua” với phương thức chính là xông hơi, ngâm mình trong nước khoáng bao gồm cả tinh dầu hay dược liệu khác.
  • Thẩm mỹ viện hay được gọi là cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tiếng Anh: Beauty Salon chuyên về dịch vụ chăm sóc, trang điểm sắc đẹp, ngoại hình cho cả nam và nữ.

Tính chất công việc spa, thẩm mỹ viện là gì?

  • Spa phần lớn sử dụng những liệu pháp đơn giản giúp con người thư giãn và tái tạo tinh thần trong cuộc sống.
  • Thẩm mỹ viện là nơi kinh doanh theo phương pháp thẩm mỹ làm đẹp, có sự tác động bằng dao kéo hay những máy móc chuyên dụng lên các bộ phận trên cơ thể.

Mức độ ảnh hưởng đến yếu tố sắc đẹp

  • Spa chỉ là nơi chăm sóc da không ảnh hưởng hay chỉnh sửa ngoại hình.
  • Thẩm mỹ viện giúp thay đổi nhan sắc, ngoại hình 1 cách rõ rệt điển là các dịch vụ như: Nâng mũi, sửa cằm, bơm ngực, tiêm filler.

 

Loại hình nào khi thành lập thẩm mỹ viện yêu cầu phải có giấy phép?

quy định pháp luật về phẫu thuật thẩm mỹQuy định về cơ sở làm đẹp

Theo khoản 2 điều 37 tại nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ viện:

 

Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, cân nặng, ngoại hình, khuyết điểm của các bộ phận trên cơ thể như: Da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông. 

 

Ngoài ra, xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ

Điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ

Quy định pháp luật về phẫu thuật thẩm mỹ

Vậy điều kiện mở thẩm mỹ viện, quy định pháp luật về phẫu thuật thẩm mỹ là gì? Không đơn thuần với việc chuẩn bị nguồn vốn và kiến thức chuyên môn, để được cấp phép kinh doanh cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ chủ đầu tư cần lưu ý đến các chi tiết điều kiện sau:

 

Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những loại hình phòng khám chuyên khoa. Do đó, cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự… Để hiểu rõ hơn về các tiêu chí này, mời bạn đọc cùng Genz Làm Giàu theo dõi nội dung dưới đây!

Điều kiện cơ sở vật chất

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
  • Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, đủ ánh sách, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa và vệ sinh.
  • Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và buồng lưu người bệnh. Luôn đảm bảo các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý rác thải y tế theo đúng quy định, tuân thủ phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra còn phải có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.
  • Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện theo quy định pháp luật.
  • Các điều kiện khác tùy theo phạm vi chuyên môn đăng ký.

Điều kiện trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động spa, thẩm mỹ viện

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
  • Có hộp thuốc chống sốc và cung cấp đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
  • Có buồng tắm hợp vệ sinh, điều kiện vật tư đầy đủ.
  • Có giường xoa bóp hoặc ghế đệm phù hợp, ga trải giường, gối, khăn tắm phải đảo bảo vệ sinh.
  • Có giường khám bệnh, bàn làm việc và các dụng cụ y tế như ống nghe, nhiệt kế, máy đo huyết áp, bơm kim tiêm tại phòng trực của bác sĩ.

Điều kiện về nhân sự trong kinh doanh spa

  • Đối với quy định cơ sở làm đẹp về nhân sự, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại các phòng khám chuyên khoa phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
  • Bên cạnh đó, đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ, giấy phép hành nghề thẩm mỹ và được phân công nhiệm vụ phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong hồ sơ, giấy tờ đó.
  • Với người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ phải có chứng chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo, dạy nghề về các dịch vụ trên do trung tâm đào tạo dạy nghề hợp pháp cấp.

 

Những phạm vi hoạt động chuyên môn thường thấy tại một phòng khám chuyên khoa là: 

  • Tạo lúm đồng tiền, xóa xăm, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, sửa da ở vùng mắt, vùng cổ.
  • Tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai.
  • Không được  phẫu thuật tạo hình nâng ngực, thu nhỏ ti, thu gọn thành bụng, mông, đùi, lấy mỡ cơ thể.

 

Một lưu ý nhỏ về điều kiện mở thẩm mỹ viện bạn cần biết là cơ sở dịch dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ làm đẹp nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện về các yếu tố liệt kê trên. Sau đó gửi về Sở Y Tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

 

Xem thêm: Yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh thẩm mỹ viện

Thủ túc, giấy phép đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện

mở thẩm mỹ viện cần giấy tờ gì Điều kiện mở thẩm mỹ viện

Mở thẩm mỹ viện cần giấy tờ gì? Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện mở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, việc tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ đăng ký giấy phép kinh doanh. Các hồ sơ cần có bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư từ nước ngoài.
  • Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề của tất cả bác sĩ, nhân viên hay người đăng ký với danh sách chi tiết.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, vật tư tại cơ sở.
  • Tài liệu chứng minh các yêu cầu điều kiện mở phòng khám thẩm mỹ ở mục 3 lớn.
  • Bản dự kiến hoạt động chuyên môn bao gồm dịch vụ, danh mục kỹ thuật dự kiến cung cấp dựa trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ Trưởng Bộ Y Tế ban hành.

Sau khi đã tổng hợp và hoàn chỉnh đầy đủ các giấy tờ, văn bản trên. Người đại diện pháp lý hoặc người đại diện theo ủy quyền đến nộp tại Sở Y Tế tỉnh, thành phố đăng ký kinh doanh. Dự kiến sau 90 ngày sẽ có kết quả giấy phép thành lập phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.

 

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên mang tính chất tham khảo. Tùy vào thời điểm, quy mô kinh doanh và đối tượng khác nhau mà thông tin chia sẻ trên sẽ không phù hợp do sự điều chỉnh, thay đổi của chính sách pháp luật. Nếu có thể, hãy tham khảo tư vấn từ luật sư để trang bị những kiến thức về điều kiện mở thẩm mỹ viện tốt nhất!

 

Kết luận: 

Hiện nay, có rất nhiều thẩm mỹ viện hoạt động chui lủi, phớt lờ những điều kiện này. Tuy nhiên, cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Một khi phát hiện, các cơ sở này sẽ bị xử phạt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. Do đó, trước khi bắt đầu đi vào hoạt động, chủ kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện mở thẩm mỹ viện đã được liệt kê trên

 

Chúc việc mở cơ sở thẩm mỹ viện của bạn diễn ra suôn sẻ và thành công. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các kinh nghiệm trong lĩnh vực làm đẹp này hãy theo dõi Blog GenZ Làm Giàu để biết nhiều nội dung mới nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN