16-01-2023
Kinh doanh thẩm mỹ viện không còn là xu hướng mới nổi nhưng vẫn hứa hẹn mang lại doanh thu khủng cho các nhà đầu tư thông thái. Vậy với nguồn ngân sách lớn cùng công sức bỏ ra không hề nhỏ kinh nghiệm mở thẩm mỹ viện thành công là gì? Làm thế nào để hạn chế các vấn đề đặc thù, rủi ro liên quan đến chất lượng dịch vụ, quản lý vận hành hay tìm kiếm chỗ đứng thương hiệu trong lĩnh vực này?
Để giải quyết bài toán kinh doanh trên, cùng Genz Làm Giàu tìm hiểu chi tiết các vấn đề được coi là yếu tố quyết định, bạn cần lưu tâm sau!
Khái niệm thẩm mỹ viện là gì?
Thẩm mỹ viện với tên gọi khác là cơ sở làm đẹp hay mỹ viện có tên tiếng Anh: Beauty Salon. Hiện nay, thẩm mỹ viện chuyên cung cấp các dịch vụ khác nhau từ chăm sóc da công nghệ cao, phun xăm cho đến các dịch vụ phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ cho cả nam và nữ.
Trên thực tế, do có sự khác nhau về cơ sở vật chất, công nghệ thẩm mỹ, trang thiết bị cùng đội ngũ bác sĩ. Nên không phải dịch vụ tại tất cả các thẩm mỹ viện đều giống nhau. Có những cơ sở chỉ chuyên các liệu trình dịch vụ như tắm trắng, điều trị nám, tàn nhang, mụn. Tuy nhiên, có những thẩm mỹ viện chuyên sâu hơn sẽ can thiệp trực tiếp đến sắc đẹp bằng dao kéo như nâng mũi, gọt cằm, cắt mí, hút mỡ, vv
Kinh doanh thẩm mỹ viện
Đa phần nhiều người trẻ mới tìm hiểu về ngành nghề làm đẹp thường nhầm lẫn giữa thẩm mỹ viện với spa hay gộp chung lại thành 1 loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, suy nghĩ này không hoàn toàn đúng. Bởi 2 hình thức kinh doanh này cơ bản từ nguồn vốn, trang thiết bị, nhân viên đều khác nhau rõ rệt. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “thẩm mỹ viện và spa khác nhau như thế nào?” cùng chúng tôi nhìn qua những yếu tố nổi bật như:
Ví dụ như việc giảm béo, thẩm mỹ viện sẽ sử dụng máy giảm béo để hút mỡ hoặc làm tiêu hủy một phần nào đó. Còn spa sẽ dùng liệu pháp massage kết hợp thảo mộc.
Kinh nghiệm mở thẩm mỹ viện
Kinh doanh thẩm mỹ viện là ngành nghề dịch vụ có điều kiện, do đó để đảm bảo tiến hành vận động một cách thuận lợi, tránh rắc rối hay vi phạm pháp luật. Yếu tố điều kiện giấy tờ cần thiết khi mở thẩm mỹ viện là vấn đề quan trọng bạn cần quan tâm.
Để mở thẩm mỹ viện, bạn phải có đầy đủ chứng chỉ hành nghề theo quy định Bộ Y TẾ tương ứng với các loại hình dịch vụ mà bạn muốn mở, đồng thời là giấy phép kinh doanh cùng những điều kiện mở thẩm mỹ viện được ban hành của Pháp Luật. Bên cạnh đó, nếu bạn dự định bán mỹ phẩm kết hợp thì cũng cần những bằng cấp liên quan được địa phương yêu cầu.
Bước đầu tiên khi khởi nghiệp mở thẩm mỹ viện là xây dựng bảng kế hoạch kinh doanh thật cụ thể. Đó là những bước đi cùng mục tiêu rõ ràng giúp bạn hiểu rõ công việc cần làm, đồng thời cũng là chìa khóa mở ra cách cửa đi đến thành công. Bạn cần biết rằng, có đến 90% doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng do đi sai hướng dẫn đến thua lỗ thậm chí phải đóng cửa chỉ trong thời gian ngắn vì không có kế hoạch hoàn chỉnh cùng tính ứng dụng, khả thi cao.
Để việc kinh doanh thẩm mỹ viện phát triển trên đà thuận lợi. Dưới đây là sẽ một số mục trong bảng kế hoạch kinh doanh bạn cần liệt liệt kê chi tiết và tìm kiếm câu trả lời cho riêng mình!
Nắm được insight khách hàng thẩm mỹ viện là bước đầu giúp cơ sở của bạn đến gần hơn với khách hàng, “chạm” được vào “nỗi đau” họ mắc phải. Một trong những mấu chốt để thẩm mỹ viện của bạn trở nên thu hút là vẽ được chân dung khách hàng, cho họ thấy dịch vụ của bạn là những thứ họ cần. Do đó, việc phân tích và thấu hiểu insight khách hàng là bước vô cùng quan trọng, quyết định lớn đến hiệu quả kinh doanh thẩm mỹ viện.
Để thực hiện tốt điều này, bạn cần làm xác định tệp khách hàng mục tiêu dựa vào những yếu tố sau:
Nhân khẩu học
Tâm lý khách hàng
Nhìn chung, dịch vụ thẩm mỹ viện khách hàng chủ yếu thường là các chị em phụ nữ có nhu cầu thư giãn và làm đẹp chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, là những chàng trai yêu thích, mong muốn thay đổi ngoại hình cơ thể. Nhóm đối tượng này thường có độ tuổi từ 25 - 45 tuổi với mức thu nhập trung bình khá trở lên.
Cho dù bạn thuê ở trung tâm thành phố hay ở mặt tiền ít người qua lại thì mặt vẫn là khoản chi phí lớn nhất chiếm đến 30% ngân sách khi mở thẩm mỹ viện. Bởi thẩm mỹ viện khá đặc biệt, khi thực hiện dịch vụ cho khách hàng cần sự riêng tư vì thế, địa điểm thuê cần đủ lớn để phân chia nhiều khu vực khác nhau (khu tư vấn, thăm khám, phòng điều trị, khu đựng dụng cụ y tế., vv) . Tuy nhiên, với những diện tích nhỏ phải có thêm lầu để đáp ứng được hầu hết nhu cầu xây dựng.
Những điểm cần quan tâm khi chọn địa điểm mở thẩm mỹ viện là:
Ngoài ra, sau khi mặt bằng đã đáp ứng được các tiêu chí trên, bạn nên xem xét lại việc thương lượng giá để tiết kiệm phần nào chi phí và ký kết hợp đồng lâu dài. Hãy chắc chắn rằng bạn bạn đang ở khoảng cách đủ xa so với đối thủ cạnh tranh.
Một điểm cộng nữa khi sở hữu mặt bằng đủ rộng là giúp bạn tăng thêm nguồn doanh thu từ cách mở văn phòng ngay tại vị trí thuê để dễ quản lý và tổ chức những khóa học đào tạo cho học viên.
Thực tế cho thấy, để kinh doanh thẩm mỹ viện thì số vốn bạn cần đầu tư là cực kỳ lớn. Vì thế, để hạn chế tối đa các khoản chi phí không đáng có gây lãng phí hay thâm hụt nguồn vốn. Bạn cần phác thảo tổng quan về các hạng mục chính cần đầu tư. Dựa trên danh sách các đầu mục công việc đó để phân bổ kinh phí phù hợp góp phần đem đến hiệu quả kinh doanh.
Thông thường, những hạng mục chính khi mở thẩm mỹ viện bao gồm: Chi phí thuê mặt bằng, trang trí thiết kế, trang thiết bị máy móc, mỹ phẩm chuyên dụng, đội ngũ nhân viên, quảng cáo, tiếp thị hay đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm mở thẩm mỹ viện, ngoài những khoản chi tiêu cố định bạn cũng cần dự trù mộ khoản ngân sách nhằm duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu. Đồng thời, chỉ nên mở rộng quy mô, dịch vụ hoặc thuê thêm nhân viên khi cơ sở đã đi vào ổn định, phát triển thuận lợi với hiệu suất sinh lời cao.
Theo nghiên cứu dựa trên mặt bằng chung, số vốn mở cơ sở thẩm mỹ viện với quy mô nhỏ có thể dao động từ 500 - vài tỷ đồng. Trong trường hợp bạn xây dựng thẩm mỹ viện cao cấp, chất lượng con số này sẽ lên đến hàng chục tỷ đồng.
Xem thêm: Mở spa cần bao nhiêu vốn? Dự kiến chi phí đầu tư trên từng hạng mục
Không gian thẩm mỹ viện không thiên về nghỉ dưỡng hay thiên nhiên. Vì vậy, bạn cần trang trí một không gian đẳng cấp, sang trọng và chuyên nghiệp. Để việc thiết kế và bố trí cân đối, đảm bảo tính thẩm mỹ và phong thủy. Bạn hãy cẩn thận thuê một đơn vị thiết kế đảm nhiệm.
Khác với spa, thẩm mỹ viện là nơi sử dụng máy móc để can thiệp trực tiếp đến ngoại hình và sắc đẹp của khách hàng. Vì vậy, khi kinh doanh thẩm mỹ viện bạn cần đảm bảo yêu cầu máy móc, dụng cụ trang thiết bị là sản phẩm cao cấp, đạt chuẩn chất lượng an toàn theo điều kiện của Bộ Y Tế.
Một thiết bị thẩm mỹ viện cao cấp tất nhiên sẽ không có giá rẻ, nên với những nguồn hàng không rõ nguồn gốc, giá sale giảm đến 70%, không có chế độ bảo hành…Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng hoặc tránh xa để không mang lại mối nguy hiểm thiệt hại, khiến khách hàng mất niềm tin, dẫn đến thẩm mỹ viện có hình ảnh không tốt hay thậm chí liên quan đến pháp luật và buộc phải đóng cửa.
Xem thêm: Những vật dụng cần thiết khi mở spa là gì? 11 thiết bị, máy móc cần có
Là ngành dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến nhan sắc và ngoại hình của khách hàng. Chỉ cần một sai sót nhỏ đã có thể tác động tiêu cực và để lại di chứng về sau. Vì vậy, ngoài máy móc, chất lượng dịch vụ yếu tố chính khác bạn cần quan tâm là phải có đội ngũ nhân viên, y bác sĩ lành nghề, chuyên nghiệp, có kinh nghiệm cùng đầy đủ chứng chỉ hành nghề liên quan đến thẩm mỹ, tinh thần nhiệt huyết và phải đảm bảo rằng họ sẽ gắn bó lâu dài.
Thẩm mỹ viện được định hình và phát triển một phần là nhờ vào đội ngũ kỹ thuật viên. Cho nên ngoài lương, bạn có thể bổ sung những chế chế độ, quyền lợi, chính sách khen thưởng nhân sự để họ có thêm động lực, phát triển hơn trong công việc.
Ngoài ra, để nhân đôi lợi nhuận bạn có thể kết hợp kinh doanh thẩm mỹ viện kết hợp bán mỹ phẩm. Từ đó khuyến khích các bạn nhân viên đã có kinh nghiệm và nghiệp vụ tư vấn, giới thiệu cho khách hàng nếu có nhu cầu. Dựa trên kết quả đạt được sẽ thưởng thêm doanh số.
Đặt tên spa, thẩm mỹ viện
Cách đặt tên cho mô hình thẩm mỹ viện là những bước đầu tiên trong quá trình hình thành “đứa con tinh thần”. Tên thương hiệu góp phần quan trọng giúp khách hàng nhớ tới thẩm mỹ viện của bạn, nếu tên hấp dẫn có thể thu hút thêm khách hàng mới. Vì thế, để sở hữu một cái tên hay, ý nghĩa, hợp phong thủy. Bạn cần tham khảo và liệt kê tất cả tên thương hiệu mình có được để tham khảo ý kiến và ghi nhận phản hồi, gợi ý từ mọi người. Chú ý các nguyên tắc khi đặt tên thẩm mỹ viện là: Không quá dài, khó nhớ, trùng lặp các đơn vị nổi tiếng hay tên tiếng anh khó đọc.
Thoạt nhìn, có vẻ hầu hết các thẩm mỹ viện đều có slogan đơn giản, không có gì nổi bật. Nên chủ khởi nghiệp mới tham gia vào thị trường đã không tạo slogan cho riêng mình. Tuy nhiên thực tế, những nội dung đã được đúc kết vào slogan là những thông điệp truyền thông ngắn gọn, súc tích về những gì mà họ mang đến để đáp ứng và tạo ra giá trị thương hiệu. Hãy đảm bảo rằng trước khi mở thẩm mỹ viện bạn sẽ tạo ra tên thương hiệu và slogan chất lượng, ấn tượng nhất
Xem thêm: 10 Cách đặt tên cho spa mini cùng 100 gợi ý tên hay cho spa, thẩm mỹ viện
Là người lính mới “chân ướt chân ráo” bước vào thị trường làm đẹp, làm thế nào để khách hàng biết đến thương hiệu của bạn? Tại sao họ phải chọn dịch vụ bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh khác? Bạn đã đáp ứng mọi yêu cầu, yếu tố mà họ mong đợi? Khi chưa thực sự có chỗ đứng, tạo ấn tượng trên thị trường, sẽ rất ít khách hàng chú ý và biết đến thương hiệu của bạn.
Thời điểm này là lúc bạn cần đẩy mạnh hoạt động marketing, tiếp thị, pr thương hiệu, làm poster…nhằm thu hút, mở rộng tệp khách hàng. Bên cạnh đó, việc tận dụng tối đa công cụ phương tiện truyền thông, mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Youtube giúp bạn truyền tải thông tin, tạo dựng tên tuổi và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Ngoài ra, khi quảng cáo cần thêm các thông tin cơ bản và tổng hợp được hầu hết các kênh truyền thông. Hãy xây dựng thêm website thẩm mỹ viện để cung cấp toàn bộ dịch vụ trên cùng một giao diện đồng thời tạo blog để chia sẻ thông tin hữu ích tạo sự tương tác với khách hàng.
Hiện nay, có khá nhiều cơ sở thẩm mỹ viện được mọc lên tuy nhiên không ít trong số đó đã “lặn ngụp” trong thời gian ngắn. Vậy lý do ở đây là gì? Có thể thấy, việc quản lý thẩm mỹ viện không phải là điều dễ dàng, có vô vàn áp lực lớn xung quanh như: Quản lý con người, vấn đề tài chính thu - chi, trang thiết bị vật tư…Một người chủ kinh doanh dù có “3 đầu 6 tay” cũng không thể kiểm soát, theo dõi được tất cả công việc.
Đây cũng là phần nào lý do khiến nhiều cơ sở thẩm mỹ viện phải đóng cửa vì không có thời gian điều hành dẫn đến thua lỗ hay cụ thể là không có kinh nghiệm kiến thức trong việc quản lý thẩm mỹ viện.
Do đó, để không lâm vào những tình cảnh, khó khăn trên. Chủ kinh doanh thẩm mỹ viện cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp. Từ cơ sở đó để xây dựng quy trình chiến lược vận hành, tiêu chuẩn phục vụ chăm sóc khách hàng hay hiệu quả. Thêm vào đó là phần mềm quản lý thẩm mỹ viện để dễ dàng quản lý tất cả thông tin, đặt - nhắc lịch hẹn khách hàng, kiểm soát dòng tiền, lãi lỗ, hỗ trợ việc tạo chương trình khuyến mãi, chính sách dịch vụ cho từng đối tượng.
Kết Luận: Trên đây là một vài yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh thẩm mỹ viện. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và có hướng đi đúng đắn để đạt hiệu quả cao nhất. Chúc bạn thành công!