Kiến thức kinh doanh Kinh nghiệm kinh doanh 6 Cách quản lý shop quần áo hiệu quả thu về tối đa lợi nhuận

6 Cách quản lý shop quần áo hiệu quả thu về tối đa lợi nhuận

Quản lý cửa hàng thời trang là bài toán khó với hàng trăm công việc bao gồm: Quản lý hàng hóa, nhân viên, tài chính,...Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng nắm vững kiến thức với đủ kỹ năng, kinh nghiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Đây cũng lý do khiến tỷ lệ người rời bỏ ngành hàng này gia tăng khi liên tục chịu lỗ tới 50% doanh thu mỗi tháng do không kiểm soát chính xác nguồn thu chi, hàng tồn kho gây thua lỗ, thất thoát, thiếu hụt,... 

 

Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn trên? Đâu là cách quản lý shop quần áo hiệu quả? Cùng GenZ Làm Giàu tìm hiểu 6 giải pháp dưới đây!

Cách quản lý kho quần áo thông minh, chuyên nghiệp

Cách quản lý kho quần áo thông minh, chuyên nghiệpCách quản lý sắp xếp kho quần áo

Công việc kinh doanh đang dần hình thành và bạn có thể bắt tay vào hoạt động bán hàng sau khi có nguồn hàng sỉ quần áo chất lượng. Tuy nhiên, để cửa hàng được vận hành hiệu quả thu về tối đa lợi nhuận thì cách quản lý kho quần áo luôn là yếu tố then chốt, bạn cần quan tâm nhằm hạn chế tình trạng tồn hàng.

Cách quản lý shop quần áo trong việc sắp xếp kho hàng

Tại các shop thời trang, kho hàng thường là một phòng phía sau hoặc địa điểm khác chứa các kệ, hộp, thùng đựng. Cách sắp xếp khu vực này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và năng suất làm việc của nhân viên. Hoạt động sắp xếp kho hàng bao gồm: Việc xác định và gắn nhãn các khu vực để lưu trữ hàng hóa trên sơ đồ nói chung và cụ thể là trên kệ hàng và thùng chứa. 

 

Cách quản lý shop quần áo hiệu quả vẫn là phải quản lý kho trước tiên. Trước khi bắt tay vào việc nhập hàng bạn cần sắp xếp kho chứa gọn gàng sao cho có thể nhanh chóng tìm thấy sản phẩm khi cần thiết. Bạn nên chia các kệ theo kiểu dáng sản phẩm, sắp xếp theo từng dây với các size S, M, L, XL hay 26, 27, 28, 29 hoặc theo màu sắc.

 

Ngoài ra với những sản phẩm có tỷ lệ tiêu thụ cao, bạn nên ưu tiên sắp xếp tại những nơi dễ tìm, dễ lấy. Cách quản lý kho quần áo này không những giúp bạn tìm hàng hóa nhanh chóng mà quá trình kiểm kê cũng trở nên dễ dàng hơn.

Quản lý hàng hóa chặt chẽ, chi tiết

Đừng đợi tới khi “mất bò mới lo làm chuồng”, với những cửa hàng có nhân viên fulltime, chủ cửa hàng cần kiểm tra định kỳ hàng hóa mỗi tuần/ tháng. Ghi chép số liệu cụ thể theo từng mẫu, size, số lượng bán ra theo ngày sau cuối ngày tổng kết lại hàng tồn và báo cáo theo tuần. Để thực hiện quả, tốt hơn hết bạn nên sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng quần áo để đảm bảo độ chi tiết, chính xác cao nhất. 

Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn kho

Để đảm bảo cách quản lý kho quần áo được an toàn thì yêu cầu mọi nhân viên phải thực hiện nghiêm ngặt những quy định về phòng cháy chữa cháy, mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ hàng hóa bao gồm: Kiểm tra định kỳ cơ sở hạ tầng (lối thoát hiểm, hệ thống gió, thiết bị điện), tình trạng kho hàng (hư hỏng, ẩm ướt, mối mọt).

Cách quản lý quần áo trong shop

Cách quản lý quần áo trong shopQuản lý số lượng hàng, đơn hàng bán online offlien tại shop quần áo

Song song với cách quản lý kho quần áo, việc kiểm soát toàn bộ sản phẩm và đơn hàng cũng vô cùng cần thiết. Bạn cần nắm rõ số lượng hàng hóa bán ra mỗi ngày, đó là mặt hàng nào? Quần jeans, áo thun, váy, set? Đâu là sản phẩm bán chạy? Từ đó nắm bắt được xu hướng của thị trường, kịp thời đưa ra những quyết định trong xây dựng chiến lược tiếp thị, chương trình chăm sóc, ưu đãi khách hàng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh.

 

Những thông tin sản phẩm bán ra tuy được lưu trữ trong danh sách đơn hàng, tuy nhiên bạn vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm kê và phân tích số lượng hàng. Nhất là khi shop quần áo có nhiều chủng loại sản phẩm và số lượng đơn hàng lớn. Vì thế, việc ứng dụng công nghệ trong cách quản lý shop quần áo là giải pháp tối ưu giúp giải quyết mọi vấn đề trên.

Cách quản lý nhân viên shop quần áo đảm bảo quy định công việc

Cách quản lý nhân viên shop quần áo đảm bảo quy định công việcQuản lý thời gian làm việc nhân viên đảm bảo đúng giờ, đủ ca

Đối với những cửa hàng quần áo quy mô nhỏ, lượng khách ít, trong thời gian đầu tiên bạn có thể tự mình thực hiện công việc từ nhập hàng cho đến bán hàng. Ngược lại, với các shop thời trang lớn, tất nhiên bạn không thể kiểm soát được tất cả hoạt động khi chỉ có “1 thân 1 mình”. Vì thế, bạn sẽ cần sự hỗ trợ của nhân viên. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nhất định thì dưới đây, chúng tôi xin đưa ra 4 rủi ro thường gặp cũng như cách quản lý nhân viên shop quần áo.

Thất thoát, thiếu hụt hàng hóa

Như đã đề cập chi tiết trong bài viết “Rủi ro khi mở shop quần áo” có thể thấy, vấn đề thất thoát, thiếu hụt hàng hóa là khó khăn lớn nhất trong cách quản lý shop quần áo mà phần lớn chủ kinh doanh nào cũng gặp phải. 

 

Nguyên nhân: Với đặc thù ngành hàng thời trang là sự đa dạng cả về thương hiệu, thiết kế, mẫu mã, màu sắc, size, chất liệu…khiến cho danh mục sản phẩm tại cửa hàng tăng lên khá nhiều. Đặc biệt trong những thời điểm kinh doanh thuận lợi, mật độ khách mua hàng lớn, nhân viên không kịp xuất bill hoặc cố tình không nhập đơn hàng vào hệ thống dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong kho.

 

Thêm vào đó, khi không có sự kiểm tra kho hàng theo tuần/ tháng, nhân viên rất dễ “đánh cắp” bất cứ lúc nào mà bạn khó có thể phát hiện được.

 

Giải pháp: Cách quản lý nhân viên shop quần áo hiệu quả là bạn cần thay đổi quy trình rà soát, kiểm hàng định kỳ. Bên cạnh đó, với những shop thời trang có nhân viên bán hàng partime, sau khi kết thúc ca, mỗi nhân viên phải có trách nhiệm bàn giao lại số lượng hàng hóa, doanh thu cho nhân viên tiếp theo. 

 

Đồng thời, để tránh gian lận trong khâu thanh toán chủ cửa hàng nên dán thông báo “Quý khách mua hàng không nhận được hóa đơn xin vui lòng liên hệ sđt” điều này đảm bảo số lượng hàng xuất kho được minh bạch, trường hợp khách hàng có khiếu nại, đổi trả sản phẩm cũng được xử lý nhanh chóng, thuận tiện. 

Nhân viên gian lận trong giá bán

Cách quản lý nhân viên shop quần áo trong việc thiết lập bảng giá sản phẩm cố định.

 

Nguyên nhân: Với tâm lý chung của người Việt khi mua hàng đều thích mặc cả bởi họ muốn sở hữu những sản phẩm giá rẻ. Vì vậy nhiều cửa hàng thường cho phép nhân viên giảm giá trong các trường hợp nhất định. Tuy nhiên, đây đồng thời là lỗ hổng lớn giúp nhân viên có thể gian lận được 10-20 nghìn/ 1 sản phẩm. Mặc dù là số tiền nhỏ nhưng theo thời gian dài, vấn đề này sẽ khiến chủ shop giảm lợi nhuận thậm chí là lỗ vốn. 

 

Giải pháp: Cách quản lý shop quần áo tốt nhất để giải quyết lỗ hổng này là bạn nên áp dụng theo phương pháp in logo kèm mã vạch, giá bán sản phẩm cố định lên tag quần áo như các thương hiệu lớn. Từ đó, khi khách mua hàng, nhân viên sẽ tiến hành dùng máy POS để quẹt mã vạch và nhập liệu vào hệ thống.

 

Ngoài ra, bạn hãy gắn camera ngay trên quầy thu ngân để theo dõi được quá trình thanh toán tránh trường hợp gian lận tiền bạc.

Nhân viên không nắm rõ sản phẩm, dịch vụ khuyến mãi

Rủi ro này sẽ không quá phổ biến, tuy nhiên phần lớn sẽ xuất phát từ các nguyên do:

  • Nhân viên bán quần áo mới tuyển dụng chưa quen với nhịp độ công việc hoặc tiếp nhận đầy đủ thông tin từ chủ cửa hàng hay đồng nghiệp
  • Nghe 1 đường truyền đạt 1  nẻo

Sai sót này sẽ khiến khách hàng thực sự thất vọng và không muốn quay lại cửa hàng bởi sự tư vấn không nhiệt tình, sai với thông tin họ đã đọc trên Fanpage, Facebook, Website hay nhầm lẫn chương trình khuyến mãi, khiến khách hàng đến rồi bỏ về, vv. 

 

Giải pháp: Để khắc phục tình trạng thông tin không được mạch lạc từ quản lý đến các bạn nhân viên bán hàng, cách quản lý shop quần áo chủ kinh doanh nên áp dụng là thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, định hướng chương trình, sự kiện sắp diễn ra để họ có thể hình dung và dễ dàng nắm bắt thông tin từ đó truyền đạt trôi chảy, cụ thể đến khách hàng.

Thời gian, lịch trình làm việc nhân viên trong shop

Nguyên nhân: Bên cạnh việc mở cửa hàng thời trang, không ít chủ kinh doanh vẫn có những công việc ngoài luồng vào giờ hành chính. Do đó, việc túc trực tại shop 24/24 là điều khá khó khăn. Điều này dẫn đến nhiều tình trạng nhân viên đi làm muộn, đóng cửa sớm, ra ngoài ăn vặt, vv.

 

Giải pháp: Để tránh tình trạng này xảy ra, cách quản lý nhân viên làm việc từ xa là bạn nên đặt camera tại nhiều góc trong cửa hàng để giám sát mọi hoạt động của nhân viên. Đồng thời áp dụng máy chấm công bằng vân tay và nếu có thể hãy cố gắng sắp xếp công việc qua cửa hàng trong những thời gian khác nhau để kiểm tra đột xuất và cảnh cáo những hành vi sai phạm (tuy nhiên, không quá sát sao, nghiêm ngặt khiến nhân viên bị gò bó, áp lực).

 

Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn nhân lực là những bạn nhân viên trung thực, chăm chỉ, có tinh thần tự giác, học hỏi cao. Bạn nên có những biện pháp để kiểm tra đạo đức nhân viên. Chẳng hạn như: Giả vờ quên tiền, ghi thiếu số lượng hàng hóa nhập - hàng tồn kho so với thực tế, hàng mới cũ chất đóng không có phân loại để xem nhân viên có phản ứng gì hay không.

 

Tất nhiên có thưởng sẽ có phạt, bạn hãy xây dựng chế độ phúc lợi hợp lý để làm động lực để nhân viên làm việc trách nhiệm, hạn chế xin nghỉ đột xuất. Ví dụ: Thưởng các ngày lễ, tết, thưởng doanh số, làm thêm ngoài giờ, được nghỉ 1-2 ngày trong tháng nhưng không chồng chéo và phải thông báo trước, linh động đổi ca nếu nhân viên quá bận.

Cách quản lý shop quần áo trong việc quản trị khách hàng

Cách quản lý shop quần áo trong việc quản trị khách hàngThu hút khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ

Việc quản lý khách hàng cũ là yếu tố quyết định nguồn thu nhập ổn định và duy trì hoạt động kinh doanh shop thời trang. Có nhiều cách quản lý shop quần áo trong khâu quản trị khách hàng, tuy nhiên, để kết hợp quản lý công nợ cũng như xây dựng các chương trình khuyến mãi phù hợp với từng đối tượng thì một áp dụng công nghệ sẽ là giải pháp tối ưu hơn cả.

Quản lý tài chính, doanh thu cửa hàng quần áo

Quản lý tài chính, doanh thu cửa hàng quần áoQuản lý dòng tiền shop quần áo

Dù là kinh doanh quần áo online hay mở cửa hàng truyền thống thì việc quản lý nguồn tiền là yếu tố quyết định thành - bại của một doanh nghiệp. Với những shop thời trang nhỏ, bạn có thể quản lý cửa hàng quần áo bằng excel, sổ sách đơn thuần, tuy nhiên khi đã mở rộng quy mô, giải pháp tối ưu là áp dụng phần mềm quản lý bán hàng.

 

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần cân nhắc khi quản lý tài chính cửa hàng thời trang:

  • Lập kế hoạch dự báo dòng tiền với những khoản kinh phí cần chi cho từng thời điểm
  • Quản lý tốt công nợ của khách hàng bằng việc cân nhắc khi quyết định bán thiếu, bán nợ, có cách thức giám sát chặt chẽ và biện pháp thu hồi công nợ hiệu quả
  • Nắm bắt nhu cầu khách hàng để cân đối ngân sách nhập hàng
  • Dự trù những khoản đầu tư lớn bao gồm việc mở rộng danh mục ngành hàng, quy mô cửa hàng
  • Thiết lập mục tiêu doanh số theo tuần/ tháng/ quý nhằm nắm bắt mọi hoạt động kinh doanh, năng suất làm việc của nhân viên
  • Tận dụng tối đa khuyến mãi từ nhà cung ứng để xây dựng kế hoạch marketing, chương trình khuyến mãi 

Ứng dụng phần mềm quản lý thời trang vào kinh doanh

Phần mềm hỗ trợ quản lý cửa hàng quần áoPhần mềm hỗ trợ quản lý cửa hàng quần áo

Vậy giải pháp tổng thể giúp giải quyết hầu hết mọi khó khăn trong kinh doanh cửa hàng quần áo là gì? Như đã đề cập ở nội dung trên, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý cửa hàng thời trang là điều cần thiết, giúp bạn giải quyết những vấn đề nan giải phát sinh từ cách quản lý shop quần áo truyền thống.

 

Với sự phát triển của công nghệ 4.0, trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng có thể sử dụng được trên cả máy tính, điện thoại, máy tính bảng. Điển hình như: TPos, Kiotviet, Sapo

 

Với các tính năng nổi bật từ giải pháp công nghệ bán hàng, bạn có thể:

 

  • Quản lý sản phẩm: Cho phép quản lý theo nhiều biến thể khác nhau: Màu sắc, kích thước, kiểu dáng đồng thời định mức nguyên liệu và cảnh báo khi sản phẩm chạm định mức
  • Xây dựng chương trình khuyến mãi: Thiết lập nhiều bảng giá khuyến mãi khác nhau theo từng mặt hàng, nhóm đối tượng
  • Quản lý giao hàng: Hệ thống đối soát với các nhà vận chuyển, hỗ trợ theo dõi đơn hàng, dòng tiền thu hộ một cách độc lập
  • Kiểm soát đơn hàng và kho hàng: Theo dõi chi tiết số lượng tồn kho từng mặt hàng, giảm thất thoát tới 30% hàng hóa, đặc biệt trong khoảng thời gian nhập hàng rầm rộ dịp cuối năm
  • Quản lý nhân viên: Phân quyền truy cập theo từng hạng mục cần thiết, xác định ngân sách trong thời gian giao ca, kịp thời phát hiện được các sự số, sai sót trong quá trình làm việc
  • Báo cáo doanh thu: Thống kê chi tiết tổng quan từ ngân sách nhập hàng - bán hàng - doanh số - tài chính - thu chi.

 

Kết Luận: Trên đây là những cách quản lý shop quần áo giúp bạn định hình rõ quy trình bao gồm những công việc gì. Cách quản lý nhân viên shop quần áo, cách quản lý kho quần áo,... làm sao cho hiệu quả. Hãy áp dụng ngay những kinh nghiệm trên và cảm nhận sự khác biệt bạn nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN