31-03-2023
Kinh doanh quần áo là ngành hàng tiềm năng với tỷ lệ lợi nhuận cao ngất ngưởng thu hút mọi đối tượng đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế về thị trường, nguồn hàng, nhu cầu tiêu dùng cao thì loại hình này cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn khiến nhà kinh doanh phải hứng chịu hậu quả thua lỗ, thâm hụt nguồn vốn, thậm chí là phá sản.
Vậy rủi ro khi mở shop quần áo là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục các vấn đề? Cùng GenZ Làm Giàu tìm hiểu lời giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây!
Nhập quần áo nhiều dẫn đến rủi ro tồn hàng
Số lượng quần áo tồn kho quá nhiều khiến hàng bị “chôn vốn”, không thể nhập hàng mới về, ngâm vốn, tình hình kinh doanh giảm sút là những nỗi lo lớn nhất của hầu hết những chủ cửa hàng thời trang hiện nay. Bởi lẽ, đặc thù ngành hàng thời trang là sự mới mẻ, đa dạng với sự đào thải liên tục, quần áo cũng sẽ được thay đổi thường xuyên theo mẫu mà và xu hướng người dùng.
Bên cạnh đó, vấn đề này còn khiến nhiều chủ shop thiếu hụt ngân sách để thực hiện các hoạt động khác như: Mua sắm trang thiết bị, vật tư, marketing quảng cáo…ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động bán hàng, thu hút khách.
Vậy giải pháp hạn chế rủi ro khi mở shop quần áo về vấn đề tồn kho là gì? Ngoài việc phân bổ nguồn vốn nhập hàng phù hợp, các chủ shop không nên ham rẻ với chiết khấu cao hay ham nhiều mà “ôm đồm” hàng tồn kho. Khi lấy hàng, chỉ nên nhập số lượng vừa phải để thăm dò thị hiếu khách hàng đồng thời nắm bắt xu hướng thị trường, cập nhật mẫu mã theo trend để đẩy mạnh doanh số, giúp xoay vòng vốn nhanh.
Với số lượng hàng tồn kho, bạn nên triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mãi hoặc mua 1 tặng 1…Tuy nhiên nên đẩy mạnh trong thời gian ngắn không nên trải dài qua từng đợt/ tháng. Bởi sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu cửa hàng.
Nguồn hàng quá ít hoặc không nhiều mẫu mới
Bạn cần hiểu rằng, tỷ lệ đào thải của ngành hàng thời trang là rất lớn. Bởi khách hàng thường chạy đua theo xu hướng, luôn cập nhật mẫu mã mới, đa dạng hot trend trên thị trường. Do vậy, với những nguồn hàng quần áo không bắt trend, thiếu ổn định. Ngoài việc làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến doanh số. Điều này, khiến khách mua hàng bị “hụt hẫng” vì không có hàng hay quá ít sản phẩm.
Do vậy để hạn chế tối đa rủi ro khi mở shop quần áo, chủ shop nên tìm kiếm nguồn cung cấp đáp ứng các điều kiện như:
Xem thêm: Nguồn hàng sỉ quần áo: Ưu nhược điểm cùng 5 lưu ý khi nhập hàng
Lượng khách hàng thiếu ổn định, vắng khách
Với những chủ kinh doanh, mục tiêu hướng đến luôn là khách hàng, doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào mở cũng thu về lượng khách ổn định. Vắng khách (ế khách), không tiêu thụ được hàng hóa, dẫn đến tồn kho, lỗ vốn là điều khó tránh khỏi.
Vậy nguyên do vắng khách gây khó khăn của ngành thời trang là gì? Những lý do điển hình như:
Do vậy, để hạn chế rủi ro khi mở shop quần áo về yếu tố khách hàng, người chủ cần:
Lượng khách quá tải dẫn đến tình trạng mất cắp hàng hóa
Có rất nhiều lý do khiến nhiều chủ shop thường gặp trình trạng thất thoát, hư hỏng, mất cắp hàng hóa. Ví dụ như:
Một số giải pháp giải quyết rủi ro thất thoát hàng hóa khi mở shop quần áo là:
Mức giá không thu hút khách hàng
Thông thường đối với những phân khúc khách hàng bình dân, khi kinh doanh cửa hàng quần áo bạn nên chú ý đến đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Bởi dù hàng hóa của bạn có đẹp đến mấy nhưng giá bán khá chênh lệch thì khách hàng chỉ “ngắm chứ không mua”.
Vì vậy để có mức giá cạnh tranh cùng chỗ đứng vững chắc trên thị trường, bạn cần định giá sản phẩm giữa trên các yếu tố:
Áp dụng khuyến mãi ẢO
Gắn liền với rủi ro về số lượng quần áo tồn kho, nhiều trung tâm, shop thời trang thường đưa ra những chương trình ưu đãi, giảm giá và tin rằng đây là cơ hội kiếm lời khi mở shop quần áo. Tuy nhiên, nếu không khéo léo, điều này sẽ trở thành “con dao 2 lưỡi” gây phản cảm và khách hàng sẽ sớm khai trừ cửa hàng của bạn ra khỏi danh sách ghé thăm.
Do vậy, giải pháp tối ưu rủi ro khi mở shop quần áo với vấn đề hàng tồn kho, hàng lỗi mốt là: Bạn nên khuyến mãi với giá thực hay tặng kèm sản phẩm ý nghĩa có giá trị sử dụng bằng hoặc thấp hơn mức giá khách hàng mua. Tránh tình trạng giảm giá với chiêu trò “nâng giá lên gấp đôi rồi treo biển giảm giá”. Nếu khách hàng quen và tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra ý đồ của bạn và họ sẽ mất niềm tin và sẵn sàng bỏ lại sản phẩm đó dù đã mất công tìm mua và lựa chọn.
Ép khách mua hàng là rủi ro mất khách thường thấy tại các shop quần áo
Khi nhắc đến những rủi ro khi mở shop quần áo, vấn đề “ép khách” lôi kéo sai cách dẫn đến mất khách hàng là lỗi sai cơ bản mà hầu hết các cửa hàng thời trang đều mắc phải. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều cửa hàng không chỉ mất khách, doanh thu giảm mà còn mang tiếng xấu.
Giải pháp ở vấn đề này là hãy luôn tươi cười và cảm ơn khách hàng dù họ chỉ ngắm chứ không mua. Người quản lý và nhân viên tuyệt đối không nên vồ vập, nài nỉ, ép buộc hay dùng những từ ngữ “mặc định” là họ sẽ mua sản phẩm. Bởi, với những cách cư xử như vậy sẽ khiến khách hàng trở nên ái ngại, không thoải mái thậm chí là chẳng bao giờ ghé lại cửa hàng của bạn.
Quảng cáo sai cách ảnh hưởng đến tài chính cửa hàng
Cùng với sự phát triển và áp dụng tối đa nền tảng bán hàng online trong kinh doanh, nhiều chủ shop thời trang với mong muốn quảng bá thương hiệu, mở rộng tệp khách hàng đã ra sức đầu tư vào chiến dịch marketing, quảng cáo.
Tuy nhiên, đây đồng thời là “con dao 2 lưỡi” bởi nếu thành công sẽ giúp Fanpage, Website,...tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, khả năng tiếp thị lại - remarketing mạnh mẽ, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Ngược lại, với những người chưa có kinh nghiệm thì sẽ gặp nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến hiệu quả chiến dịch như: Không ra đơn hàng, lượt tương tác, tiếp cận thấp, đối thủ chơi xấu và đặc biệt là chi phí cao.
Yếu tố này đến từ các nguyên do:
Không đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng quần áo
Dù là kinh doanh quần áo theo quy mô nhà bán lẻ hay chủ doanh nghiệp, thì việc đăng ký giấy phép kinh là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư dừng như đánh giá thấp các thủ tục cơ bản này, dẫn đến các rủi ro về pháp lý ảnh hưởng đến kinh tế và tranh chấp thương mại.
Vậy nên, để không dẫn đến những khó khăn khi mở shop quần áo về sau. Bạn cần tìm hiểu, tham khảo thật kỹ những điều kiện để mở shop quần áo và hoàn tất đầy đủ các giấy tờ, thủ tục cần thiết.
Xem thêm: Mở shop quần áo cần giấy tờ gì? Thuế và thủ tục cần hoàn tất?
Ứng dụng phần mềm quản lý cửa hàng thời trang
Qua nội dung chia trên, GenZ Làm Giàu đã giúp bạn ”chỉ mặt, đặt tên” 8 rủi ro khi mở shop quần áo mà chủ kinh doanh nào cũng sẽ gặp phải. Vậy giải pháp tổng thể giúp giải quyết hầu hết mọi vấn đề trên là gì?
Ngày nay khi công nghệ phát triển, thay vì sử dụng phương thức truyền thống với những số liệu rời rạc trên file excel hay sổ sách ghi chép “lồm cồm”. Bạn nên đầu tư phần mềm quản lý cửa hàng quần áo giúp tối ưu thời gian và tiết kiệm chi phí.
Với những tính năng nổi bật, công cụ này sẽ giúp bạn tối ưu những vấn đề đồng thời hạn chế những khó khăn khi mở shop quần áo như:
Bên cạnh đó, với những shop thời trang thiên hướng về kinh doanh online, đẩy mạnh về mảng livestream cũng có thể trang thị thêm phần mềm quản lý Fanpage để giải quyết các rủi ro về nhầm lẫn đơn hàng, cảnh báo tỷ lệ khách hàng boom.
Một số phần mềm quản lý cửa hàng thời trang uy tín, chất lượng được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn và tin dùng trên thị trường có thể kể đến như: TPos, Suno, Kiotviet.
Kết luận: Trên đây là những thông tin về 8 rủi ro khi mở shop quần áo mà chúng tôi đã tham khảo và tổng hợp từ kinh nghiệm của nhiều chủ shop thời trang thành công. Mong rằng với nội dung chia sẻ trên, sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích, hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong việc kinh doanh cũng như giảm thiểu tối đa những rủi ro. Chúc bạn thành công!