12-01-2023
Ngày nay, nhu cầu nuôi dưỡng và chăm sóc thú cưng tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Thậm chí, các bé còn được nhân cách hóa và xem như một thành viên trong gia đình. Điều này mở ra cơ hội phát triển tiềm năng cho lĩnh vực kinh doanh spa thú cưng.
Tuy nhiên, không phải ai khởi nghiệp cũng đạt được thành công như mong đợi. Spa vắng khách, không kiểm soát được dòng tiền, lãi lỗ, thuê nhầm người… Là những rủi ro thường gặp khiến 10 người thì hết 9 người về tay trắng. Vậy làm thế nào để mở spa chăm sóc chó, mèo hiệu quả, lợi nhuận cao? Cùng GenZ Làm Giàu tìm hiểu chi tiết những kinh nghiệm cùng các lưu ý sau!
Spa cho thú cưng (Pet Spa) là gì?
Spa thú cưng là các dịch vụ chăm sóc và làm đẹp cho chó mèo, vật nuôi bằng các công việc như cắt tỉa, cạo lông, nhuộm, tắm và vệ sinh…Ngày nay còn có thêm các dịch vụ khác như: Dịch vụ khách sạn cho thú cưng, cứu hộ thú cưng, tư vấn dinh dưỡng hay cả dịch vụ trông giữ thú cưng những ngày lễ, tết, vv.
Dịch vụ spa thú cưng gồm những gì?
Dịch vụ cắt tỉa lông, nhuộm lông: Công việc định kỳ này sẽ giúp chó mèo gọn gàng, sạch sẽ và trở nên xinh đẹp hơn.
Dịch vụ tắm massage: Mỗi thú cưng có một thể trạng riêng, cần được chăm sóc bằng những liệu pháp khác nhau. Vì thế, dịch vụ tắm massage kết hợp sữa tắm trị liệu đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.
Dịch vụ vắt tuyến hôi: Ở chó mèo thì tuyến hôi thường nằm ngay ở hậu môn và có kích thước khá nhỏ. Việc vắt tuyến hôi sẽ giúp giảm thiểu mùi hôi tiết ra, giúp không gian trong lành hơn cũng như giúp bé thoải mái, dễ chịu.
Dịch vụ vệ sinh: Tai thú cưng là bộ phận ẩn trú của nhiều vật thể lạ, ký sinh trùng nên thường khiến bé bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng…Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận khá nhạy cảm nếu vệ sinh không cẩn thận sẽ khiến bé bị đau, không hợp tác.
Dịch vụ cắt móng: Nhiều người nuôi gần như không tự cắt móng cho thú cưng. Lý do bởi họ không xác định được đâu là phần thịt và đâu là phần móng. Việc cắt tỉa vào phần thịt sẽ khiến bé bị đau thậm chí là chảy máu.
Dịch vụ lấy cao răng: Việc không vệ sinh thường xuyên khiến răng miệng chó mèo xuất hiện những mảng bám dày và tích tụ lâu ngày sẽ tạo ra nhiều mùi hôi khó chịu.
Lập kế hoạch kinh doanh cho dịch vụ chăm sóc thú cưng
Để kinh doanh spa thú cưng hiệu quả, Genz Làm Giàu sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin, kinh nghiệm cần thiết để khởi nghiệp với lĩnh vực này. Cùng xem đến cuối bài nhé!
Theo báo cáo thống kê của Pet Fair Asia cho thấy, ngành chăm sóc thú cưng tại Việt Nam đạt 13% tương đương với 500 triệu USD so với tổng doanh số Đông Nam Á là 4 tỷ USD. Trong đó, ước tính mức chi tiêu dành cho thú cưng, chi phí đồ ăn chiếm đến 77%, chi phí đồ dùng, phụ kiện và chăm sóc là 23%.
Những con số tích cực trên đã khẳng định tiềm năng của thị trường thú cưng tại Việt Nam là rất khả quan. Việc tiếp theo bạn cần làm là xây dựng cho mình bản kế hoạch kinh doanh spa thú cưng chi tiết, tổng thể và hiệu quả. Giúp bạn tránh những rủi ro, phân bổ chi phí hợp lý và đưa ra được định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.
Để đảm bảo cửa hàng kinh doanh được duy trì hoạt động hợp pháp, suôn sẻ và thuận lợi. Ngoài nguồn vốn và kiến thức bạn cần đáp ứng đầy đủ giấy tờ đăng ký kinh doanh.
Hiện nay có 2 hình thức mở spa thú cưng là đăng ký hộ kinh doanh cá thể và thành lập công ty theo luật doanh nghiệp. Trong đó, với hình thức hộ kinh doanh cá thể, chủ đăng ký phải chuẩn bị những giấy tờ và yêu cầu sau:
Sau khoảng 5 ngày bạn sẽ có kết quả xem giấy phép đăng ký kinh doanh có hợp lệ hay không. Nếu chưa, bạn cần hỏi và điều chỉnh lại cho chính xác.
Bên cạnh đó, để hiểu rõ hơn về điều kiện đăng ký kinh doanh với từng loại hình spa khác, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Muốn mở spa cần bằng cấp gì? Điều kiện, chứng chỉ hành nghề cần có?
Mở pet shop cần gì? Bạn không thể kinh doanh một loại hình nào nếu không có một chút hiểu kiến gì về nó. Với việc mở cửa hàng chăm sóc thú cưng cũng vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất:
Kiến thức về các loại động mà bạn định kinh doanh: Bao gồm chủng loại, ngoại hình, đặc tính, tính cách thói quen, thức ăn phù hợp…Ngoài ra bạn cũng cần có những hiểu biết về sức khỏe bao gồm bệnh lý, triệu chứng, cách điều trị cơ bản .
Kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các dịch vụ làm đẹp: Như đã đề cập ở trên, dịch vụ spa thú cưng có khá nhiều công đoạn khác nhau từ chăm sóc đến làm đẹp. Do đó, bạn cần có kiến thức, kỹ năng cùng kinh nghiệm thực hành nhiều năm để thực thi những công việc này.
Bên cạnh đó, mặc dù bạn cung cấp dịch vụ nhưng hãy bổ sung cho mình những hiểu biết về các loại thức ăn, đồ chơi, quần áo… để đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn về cách sử dụng, công dụng để hỗ trợ việc mở spa chó mèo được hiệu quả hơn.
Nguồn hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, mức độ thành công trong kinh doanh spa thú cưng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, nguồn hàng với mẫu mã và mức giá khác nhau.
Lúc này, mẹo, kinh nghiệm mở spa chó mèo hữu ích bạn có thể tham khảo là tìm hiểu thông tin của những người am hiểu trong lĩnh vực này, lắng nghe ý kiến của người nuôi thú cưng mà bạn quen biết vì họ có thể biết rất rõ. Một kênh khác là tìm kiếm trực tuyến, liên hệ các nhà cung cấp để được tư vấn và đàm phán giá cả.
Một lưu ý nhỏ ở khâu này là khi mới kinh doanh chỉ nên nhập số lượng vừa phải và mua sắm những trang thiết bị, máy móc thật sự cần thiết. Tránh tình trạng lãng phí hay thâm hụt nguồn vốn. Khi lượng khách đã ổn định hãy mở rộng quy mô, điều đó giúp bạn vừa kiểm soát được hạn sử dụng hàng hóa vừa tránh được tồn kho hết hạn gây thất thoát chi phí.
Bí quyết trang trí, thiết kế Spa thú cưng ấn tượng, độc đáo
Có hơn 30% khách hàng quay lại tiệm spa thú cưng bởi không gian và cách trang trí tại cửa tiệm, mặc dù spa thú cưng là dịch vụ làm đẹp chuyên cho chó, mèo…Nhưng khoảng thời gian khách chờ đợi tại đây cũng chiếm phần lớn, nên đầu tư trang trí không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng tốt mà còn lôi kéo khách hàng quay lại hiệu quả.
Bạn nên thiết kế và tạo những điểm nhấn, sự khác biệt riêng cho spa của mình mà những nơi khác không có. Đặc biệt hạn chế nội thất bằng kính hoặc thủy tinh tránh trường hợp các bé hoạt bát, chạy nhảy gây đổ vỡ, hư hỏng.
Trong kinh doanh spa thú cưng, khối lượng công việc là khá lớn. Do đó, bạn cần tuyển thêm nhân viên để phụ trách, hỗ trợ mình trong việc thực hiện và quản lý.
Bạn nên tìm kiếm những nhân viên yêu thú cưng, có kinh nghiệm hiểu biết về lĩnh vực này thì càng tốt, nếu không có thể đào tạo sau.
Ngoài ra, với những chủ shop bận rộn không thường xuyên ở tại cửa hàng muốn trực tiếp theo dõi mọi hoạt động spa có thể trang bị phần mềm quản lý spa thú cưng để kiểm soát, nắm rõ tình hình kinh doanh như: Ngân sách thu - chi, lượng khách hàng mỗi ngày, dịch vụ bán chạy….đảm bảo spa được vận hành ổn định, phát triển.
Đối với bất kỳ loại hình lĩnh vực nào, marketing đều mang tính sống còn. Theo kinh nghiệm mở shop thú cưng của Genz Làm Giàu, khi bắt đầu kinh doanh, bạn nên tập trung tiếp cận thuyết phục đúng khách hàng mục tiêu vì những người có thú cưng hầu như đều quan tâm đến cửa hàng của bạn.
Trong giai đoạn đầu, hãy tập trung đầu tư vào việc tạo lập Fanpage và thiết kế website spa thú cưng. Sau khi hoàn chỉnh kết hợp chạy quảng cáo Google Ads, SEO, Google Shopping, Facebook AdS… Để phát triển hình ảnh đồng thời đẩy mạnh thương hiệu tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tạo ra doanh số.
Song song với đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng các nền tảng mạng xã hội lớn như: Instagram, Tik Tok, vv. Hãy đầu tư vào nội dung bài, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc động vật, đánh giá so sánh sự khác biệt giữa các dịch vụ, sản phẩm bạn cung cấp. Giúp khách hàng thêm hiểu biết và nhận thấy đó là những thông tin hữu ích để quan tâm và muốn tìm hiểu, trải nghiệm spa thú cưng của bạn.
Ngoài ra, các hình thức offline như phát tờ rơi, banner quảng cáo, standee cũng là cách quảng cáo gia tăng nhận biết thương hiệu.
Vốn mở spa kinh doanh thú cưng là bao nhiêu?
Để xác định chính xác số vốn đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh spa thú cưng không phải đơn giản bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn: Vị trí thuê mặt bằng, diện tích cửa hàng, số lượng sản phẩm, trang thiết bị….Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dự trù khoản chi phí đầu tư qua những gợi ý dưới đây. Những kinh nghiệm này được Genz Làm Giàu đúc kết từ việc khảo sát các shop spa chăm sóc chó mèo thành công trên thị trường.
Nếu không có sẵn mặt bằng để mở cửa hàng thì tất nhiên bạn cần tìm và lựa chọn địa điểm thuê phù hợp. Cần tính toán chi phí này vào phần ngân sách đầu tư để tính ra lãi thuần sau khi thu từng tháng.
Lưu ý khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh spa chó mèo:
Về diện tích mặt bằng spa thú cưng, bạn không cần thuê quá lớn thường chỉ cần từ 3-5m2 và dài tầm 10 - 20 m2 là đủ. Ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng giá thuê địa điểm có thể dao động từ 10 - 20 triệu đồng/ tháng tùy vào vị trí, kích thước. Còn ở các khu vực tỉnh lẻ giá thuê sẽ mềm hơn khoảng 3 - 6 triệu/ tháng.
Trước khi chính thức mở spa thú cưng việc đầu tiên bạn cần làm là tìm nhà phân phối các vật dụng, trang thiết bị với giá tốt nhất cùng những chính sách ưu đãi dành cho shop của bạn.
Thông thường chi phí mở spa thú cưng được phân bổ cho việc mua sắm đồ dùng bao gồm các khoản: Chi phí thức ăn (Hạt khô, xúc xích), phụ kiện (Bồn tắm, balo, nệm, dây xích, bàn chải, đồ chơi), thiết bị (Dao, kéo cắt tỉa, máy sấy, lược), máy móc phục vụ bán hàng (Máy in bill, máy tính, máy bán hàng).
Nhìn chung nếu spa bạn mở quy mô nhỏ thì cần bỏ ra khoản 50 - 70 triệu cho lần nhập hàng đầu tiên. Những lần sau tùy theo hiệu suất kinh doanh bạn có thể nhập tùy ý.
Đây chính là chi phí mở spa thú cưng tiếp theo mà bạn cần biết. Một cửa hàng được trang trí đẹp mặt, sạch sẽ, gọn gàng chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng cũng như tạo sự hứng thú cho các bé.
Những đồ trang trí cơ bản cần thiết cho spa mà bạn cần có là: Tủ gỗ, kệ đựng đồ, phụ kiện treo tường, cây xanh, hình mẫu vật nuôi…Ước tính ngân sách cho phần trang trí shop rơi vào khoảng 10 - 20 triệu đồng.
Ngoài những khoản chi phí mở spa thú cưng cố định ở trên, khi đi vào hoạt động sẽ có rất nhiều khoản chi tiêu khác phát sinh cần bạn giải quyết như: Chi phí hư hỏng vật dụng, tiền thuê nhân viên, điện nước, wifi, trang phục…Do đó, bạn cần chuẩn bị một khoản ngân sách dự trù để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh được ổn định cho đến khi thu hồi vốn.
Tương tự với những mô hình kinh doanh spa thiên hướng về chăm sóc làm đẹp, massage thư giãn như Home Spa, Spa dưỡng sinh…để hiểu rõ hơn về các khoản chi phí này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mở spa cần bao nhiêu vốn? Chi phí 100 triệu liệu có đủ?
Tổng hợp các mô hình kinh doanh spa thúc cưng thịnh hành
Ngoài kinh doanh spa thú cưng, hiện nay có khá nhiều concept mà bạn có thể tham khảo để kết hợp áp dụng gia tăng lợi nhuận cho cửa hàng mình. Cùng xem đó là những ý tưởng gì nhé!
Concept kinh doanh phụ kiện và quần áo vật nuôi: Đây là mô hình được nhiều bạn trẻ khởi nghiệp ưa chuộng. Hầu hết những người yêu động vật đều sở hữu cho mình một con vật nuôi và mua cho chúng những món đồ phụ kiện, quần áo. Với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng như áo thể thao tahor, nón, áo len, áo phao, tã, quần chip…
Concept đồ chơi dành cho thú cưng: Lưu ý quan trọng khi kinh doanh những món đồ chơi dành cho thú cưng là hãy chọn những sản phẩm đồ chơi cao cấp, không gây nguy hiểm cho vật nuôi khi bé vui đùa.
Concept kinh doanh thức ăn: Cũng tương tự như đồ chơi, thức ăn là sản phẩm không thể thiếu cho bất kỳ loại động vật nào. Đặc biệt với những giống vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài lại rất kén về khâu ăn uống. Vì thế, bạn nên lựa chọn nguồn thức ăn chất lượng, uy tín, xuất xứ rõ ràng đảm bảo an toàn sức khỏe vật nuôi. Kinh doanh thức ăn cho thú cưng cũng được đánh giá là một trong những dịch vụ kết hợp đẩy mạnh lợi nhuận tốt nhất khi mở spa thú cưng.
Lưu ý những rủi ro khi mở Spa thú cưng không tránh khỏi
Thời đại hiện nay, kinh doanh spa thú cưng không còn là điều quá xa lạ với nhiều người. Những nơi có mức sống cao họ không ngại chi khoản tiền để chăm sóc, làm đẹp cho vật nuôi.
Tuy nhiên, khác với spa chăm sóc sắc đẹp, cửa tiệm dành cho thú cưng thường sẽ không có lượng khách đều đặn bởi không phải thời điểm nào người chủ cũng có thời gian rảnh để đưa đi. Thông thường, thời điểm khách ghé đến đông sẽ rơi vào cuối tuần. Do đó, để cân bằng lượng khách bạn cần có chiến lược kinh doanh spa thú cưng phù hợp theo từng mùa, linh hoạt trong thời gian mở cửa cũng như dịch vụ cung cấp.
Bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng sẽ gặp khó khăn nhất định về nguồn vốn trong thời gian đầu khởi nghiệp. Để hạn chế rủi ro trên bạn cần xác định quy mô kinh doanh phù hợp, cân nhắc giảm thiểu các khoản phí không cần thiết hoặc chưa thật sự chú trọng để tránh tình trạng kiệt quệ tài chính dẫn đến phá sản.
Khi đã xây dựng một cơ sở spa chăm sóc thú cưng chuyên nghiệp, việc bạn cần làm tiếp theo là tìm hiểu, khảo sát những spa trong khu vực, xem thử trong đó có bao nhiêu spa thực sự thành công? Spa đó có gì khác biệt? Liệu bạn có thể áp dụng và tạo ra điểm mạnh cho riêng mình?
Tùy vào mặt bằng, ngân sách, đặc điểm đối thủ chúng ra sẽ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh spa thú cưng sao cho phù hợp. Bạn cần xây dựng những ý tưởng khả thi, đáp ứng mục tiêu cho riêng mình. Bởi nếu không xác định được ý tưởng chiến lược ngay từ đầu, rất có khả năng bạn sẽ đi chệch hướng và nhận lại kết quả lợi nhuận chỉ bằng số lẻ đối thủ.
Kết luận: Qua những gì Genz Làm Giàu chia sẻ, hy vọng bạn đã có cái nhìn chân thực nhất về lĩnh vực kinh doanh spa thú cưng, sau đó tích lũy được thật nhiều kinh nghiệm để hoạt động vận hành được thành công hơn nữa. Nếu có thắc mắc hay kinh nghiệm khác cùng comment bên dưới để chúng ta cùng phát triển nhé. Chúc bạn thành công!