Kiến thức kinh doanh Kinh nghiệm kinh doanh 8 Kinh nghiệm kinh doanh giày dép online hiệu quả, lợi nhuận cao

8 Kinh nghiệm kinh doanh giày dép online hiệu quả, lợi nhuận cao

Với thị trường tiêu thụ cao cùng mẫu mã đa dạng, ít bị lỗi mốt như quần áo. Kinh doanh giày dép online được đánh giá là ngành hàng tiềm năng thu hút nhiều đối tượng quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai bắt đầu cũng mang lại những thành công nhất định. Nguồn hàng, số vốn, kênh bán hàng trực tuyến, giải pháp marketing,...là những nỗi lo thường gặp.

 

Vậy cách bán giày dép online hiệu quả là gì? Ưu, nhược điểm của loại hình này? Cùng GenZ Làm Giàu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Mục Lục

Có nên kinh doanh giày dép online? Ưu - Nhược điểm

Có nên kinh doanh giày dép online
Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh giày dép online

Là ngành hàng tiềm năng thu hút nhiều đối tượng đầu tư, kinh doanh giày dép online đang dần chiếm lĩnh thị trường thời trang với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Tiết kiệm tối đa nguồn tài chính.
  • Được quảng bá rộng rãi trên các trang mạng, sàn thương mại điện tử, website.
  • Tiếp cận được lượng lớn khách hàng mục tiêu.
  • Quá trình giao dịch, vận chuyển, bán hàng diễn ra nhanh chóng thuận lợi.
  • Kiểm soát được số lượng hàng nhập tránh rủi ro tồn kho.
  • Mang lại tâm thế thoải mái cho những người mua hàng.

Bên cạnh những ưu điểm thì kinh doanh giày online cũng tồn tại những nhược điểm nhất định, có thể kể đến như:

  • Người tiêu dùng còn lo ngại về chất lượng hàng online.
  • Đòi hỏi người bán chủ động và linh hoạt trong mọi khâu từ quảng bá, chăm sóc khách hàng, giao hàng, thanh toán, lấy hàng,...
  • Mức độ cạnh tranh cao
  • Dễ gặp tình trạng khách boom hàng, từ chối nhận hàng.

Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề tồn đọng trên? Để kinh doanh giày dép online thành công, bạn cần xây dựng chiến lược bán hàng, marketing hiệu quả, mang đến những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng đồng thời gây dựng lòng tin, mức độ uy tín với khách hàng. Để hiểu hơn về nội dung này, cùng GenZ Làm Giàu tìm hiểu chi tiết chia sẻ dưới đây!

8 Kinh nghiệm kinh doanh giày dép online hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm kinh doanh giày dép online
Cách bán giày dép online hiệu quả

Bán giày online cần bao nhiêu vốn?

Như đã chia sẻ chi tiết trong bài viết “Mở shop giày dép cần bao nhiêu vốn?” Số vốn bạn phải bỏ ra ban đầu khi kinh doanh giày dép online phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và quy mô của cửa hàng.

 

Nhìn chung, khoản ngân sách này sẽ dao động từ 20 - 100 triệu đồng, được phân bổ dựa trên các hạng mục như:

  • Chi phí nhập hàng
  • Tiền mua giấy gói hàng, túi đựng
  • Chi phí cho marketing, quảng cáo
  •  Thiết kế website, tối ưu trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.
  • ….

Bên cạnh đó, với những bạn có điều kiện kinh tế hạn chế có thể bắt đầu kinh doanh giày online với việc chốt trước order sau hoặc đăng ký làm CTV từ những thương hiệu, shop thời trang lớn khác. Đây được xem là cách bán giày dép online hiệu quả với số vốn 0 đồng, bạn chỉ cần đăng tải hình ảnh, video thông tin sản phẩm lên các trang mạng như Facebook, Zalo, Instagram hay trong các hội nhóm, group. Khi có khách hàng đặt, bạn sẽ nhập sản phẩm và giao theo lịch hẹn. Hình thức này sẽ giúp hạn chế khả năng tồn hàng, kinh doanh được nhiều sản phẩm cùng lúc, tuy nhiên sẽ không có hàng sẵn cho khách xem nên đơn hàng sẽ bị hạn chế. 

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trong ngành thời trang giày dép

Kinh doanh giày dép online bắt đầu từ đâu? Kinh nghiệm bán giày online thành công bạn không được phép bỏ qua là khâu khảo sát thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Trong bước này, bạn cần trả lời các câu hỏi:

  • Đối thủ trực tiếp và đối thủ tiềm ẩn của bạn là ai?
  • Đối thủ đã làm gì để thu hút, giữ chân khách hàng?
  • Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ so với bạn là gì?
  • Điều gì làm nên sự khác biệt giữa thương hiệu giày dép của bạn so với đối thủ?
  • Cơ hội để bạn chen chân trên thị trường giày dép là bao nhiêu phần trăm?
  • ….

Từ những kết quả trên, bạn sẽ đi đến quyết định lựa chọn khách hàng mục tiêu, tìm hiểu kỹ hơn về gái cả, phân tích các ưu - nhược điểm của đối thủ, nguyên nhân tồn tại hoặc thất bại ra sao từ đó rút ra kinh nghiệm bán giày online thành công cho riêng mình.

Khách hàng mua giày dép của bạn là ai?

Là điều kiện tiên quyết mà bất cứ ai khi quyết định kinh doanh giày dép trực tuyến đều phải nghĩ đến. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định nhập hàng, số lượng hàng hóa, định giá sản phẩm, tiêu chí phục vụ,...

 

Học sinh, sinh viên: Các sản phẩm giày dép là các mẫu trẻ trung, năng động, giá thành rẻ hợp xu hướng thời trang.

 

Công nhân, viên chức: Mẫu mã của bạn phải nhã nhặn, lịch sự, giá tiền có thể thuộc phân khúc trung bình khá.

 

Giới thượng lưu: Đa phần nhóm khách hàng này sẽ không nhất định phải quan tâm nhiều đến giá cả song nhất định phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, đường may, kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ...và quan trọng hơn cả là chất lượng dịch vụ.

Lưu ý đến giá bán sản phẩm

Nếu bạn tập trung ở phân khúc giày dép giá rẻ bình dân, bạn nên chú trọng với việc định giá nhằm tạo ra sự khác biệt, cạnh tranh về giá. Đồng thời xem xét sản phẩm đang ở giai đoạn nào, đầu mùa hay nóng sốt để định giá sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, việc khảo sát đối thủ cũng là yếu tố bổ trợ cho hạng mục này.

Kinh doanh giày dép online nên tìm kiếm nguồn hàng ở đâu?

Để kinh doanh giày dép online thuận lợi, ngoài chuẩn bị chu đáo về nguồn lực, xác định đúng đối tượng hướng tới mà bạn cũng cần đến một nguồn hàng uy tín, đa dạng, giá tốt. Đầu mối cung ứng phải đảm bảo sự uy tín cả về chất lượng lẫn số lượng, tránh tối đa các trường hợp chậm hàng, sản phẩm giao sai hình mẫu, kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc không đa dạng đặc biệt là không bắt kịp xu hướng thị trường. 

 

Hiện nay, phần lớn lượng hàng hóa tại các cửa hàng kinh doanh thời trang giày dép đều đến từ 3 nguồn nhập chính là:

 

Lấy sỉ giày dép ở các chợ đầu mối trong nước: Tại đây bạn có thể tha hồ lựa chọn và tìm kiếm nguồn hàng giày dép giá rẻ, một số khu chợ đầu mối bạn có thể tham khảo như: Chợ Tân Bình, An Đông, Đồng Xuân, Ninh Hiệp,...

 

Đặt hàng tại các xưởng chuyên sỉ giày dép: Với cách nhập sỉ này bạn có thể chủ động hơn trong mọi khâu sản xuất, đặc biệt là sở hữu những mẫu thiết kế độc đáo, đa dạng, chất lượng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là bạn cần có nguồn vốn lớn bởi các xưởng thường chỉ nhận gia công nếu bạn đặt hàng với số lượng lớn.

 

Bỏ sỉ giày dép từ nước ngoài: Trực tiếp sang nước ngoài, nhờ bạn bè người thân mua hộ hay đặt hàng qua các trang thương mại điện tử là 3 cách nhập sỉ giày dép chính từ loại hình này. 

 

Bên cạnh đó, để đa dạng nguồn hàng giày dép online, bạn có thể tìm kiếm thêm nhiều địa chỉ cung ứng khác như: Cửa hàng bán buôn, thương hiệu giày dép lớn cùng với những kinh nghiệm lấy sỉ giày dép để lựa chọn được nơi nhập hàng tốt nhất tránh trường hợp“tiền mất, tật mang”.

Lập kế hoạch kinh doanh giày dép trực tuyến cụ thể

Kinh nghiệm bán giày online là gì? Dưới sự phát triển mạnh mẽ của internet, bạn có thể dễ dàng tạo các gian hàng trực tuyến và đưa sản phẩm đến với người mua hàng nhanh chóng. Tuy nhiên vì sự đơn giản trong khâu tiếp cận khách hàng nên dẫn đến sự cạnh tranh cực kỳ lớn. Vậy nên, để thực sự tồn tại trong lĩnh vực này, bạn cần lựa chọn nền tảng kinh doanh giày dép online phù hợp nhất đồng thời nắm rõ nguyên lý hoạt động, triển khai nhằm đảm bảo hoạt động bán hàng được triển khai thuận tiện, hiệu quả. 

 

Một số nền tảng thương mại trực tuyến bạn có thể tham khảo và áp dụng là:

Cách bán giày dép online hiệu quả trên fanpage 

Trong thời buổi bùng nổ tiếp thị nội dung như hiện nay thì trong bất cứ hình thức bán hàng nào dù là kinh doanh giày dép online qua fanpage hay facebook cá nhân, chiến lược nội dung cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, tất cả các chiến dịch marketing nhằm tăng like, tương tác, tiếp cận khách hàng đều nhằm mục đích thu hút khách hàng ghé thăm fanpage và mua sắm giày dép.

 

Ưu điểm khi bán giày dép online trên fanpage có thể kể đến như:

  • Nhanh chóng tiếp cận khách mục tiêu thông qua việc phân định khách hàng
  • Dễ dàng quản lý, đo lường hiệu quả fanpage bán hàng.
  • Phân tích hành vi khách hàng từ những giao dịch, đánh giá

 

Vậy khi bán giày online trên fanpage bạn cần làm những gì?

 

Cập nhật đầy đủ thông tin giới thiệu fanpage: Sau khi tạo lập fanpage với đầy đủ thông tin chính xác về shop bao gồm: Địa chỉ, số điện thoại, thông tin liên hệ, email (nếu có), tài khoản ngân hàng, giới thiệu mô tả,...

 

Đăng tải hình ảnh, mô tả sản phẩm: Hình ảnh giày dép đưa lên trang cần rõ ràng, đẹp mắt. Tốt nhất bạn nên sử dụng hình ảnh, video của chính mình. Bên cạnh đó để tạo ấn tượng đầu tiên và giữ chân khách hàng, khi đăng tải ảnh hoặc video hãy kèm theo mô tả liên quan như: Tên, chất liệu, thương hiệu xuất xứ, size, giá,...

 

Chia sẻ nội dung tư vấn và hướng dẫn: Người dùng sẽ cảm thấy khó chịu và cực kỳ phản cảm nếu bạn chỉ chăm chăm đến bán hàng, bởi thực tế họ cần nhiều lợi ích hơn nữa từ fanpage của bạn. Do đó, các bài đăng dạng tư vấn, hướng dẫn chọn size, thương hiệu giày dép, xu hướng giày dép thế giới, cách phân biệt giày thật - giả,... sẽ giúp page của bạn trông ấn tượng hơn rất nhiều.

 

Tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tri ân khách hàng:  Với mục tiêu cuối cùng là khách hàng và lợi nhuận, ngoài những bài đăng bán giày dép, bạn nên lồng ghép các chương trình khuyến mãi dạng giảm giá 10 - 20%, freeship cho đơn hàng trên 500k, tri ân khách hàng tặng 1 đôi giày cho người may mắn nhất,...Thực tế, đây là những chiêu bài giúp thu hút sự quan tâm và mua sắm của khách hàng.

 

Ngoài ra, hãy tận dụng tối đa những hình ảnh, feedback tốt từ khách hàng cũ để làm cầu nối tạo động lực mua sắm cho khách hàng mới. Các trò chơi, cuộc thi có phần thưởng để gia tăng tính tương tác như câu hỏi IQ, Quiz, đuổi hình bắt chữ,...

Thiết kế website bán giày dép

Bạn hoàn toàn có thể tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua Google khi đầu từ phát triển một website bán giày dép.

 

Từ kinh nghiệm kinh doanh giày dép online, website còn là kênh thương mại giúp bạn quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm bền vững với chi phí không quá cao. Từ đó tạo sự tin tưởng cho khách hàng và tăng doanh thu mạnh mẽ.

 

Ngày nay, khi công nghệ làm website không còn quá cao siêu, phức tạp. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng website giày dép bằng các loại mã nguồn mở như Wordpress, hoặc đơn giản nhất là liên hệ các công ty thiết kế website chuyên nghiệp có hỗ trợ chạy SEO.

 

Những ưu điểm, tiện ích từ website mang lại có thể kể đến như:

  • Mở rộng thị trường kinh doanh toàn cầu
  • Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
  • Tiết kiệm chi phí marketing
  • Xây dựng hình ảnh tốt cho doanh nghiệp
  • Tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường
  • ….

Một số tính năng cần phải có trên website bán giày dép hiện đại:

  • Cấu trúc website thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google.
  • Giao diện tối ưu và hiển thị tốt trên nhiều loại thiết bị.
  • Tích hợp tính năng tối ưu website chuẩn SEO
  • Chức năng lưu trữ thông tin data người mua.
  • Giỏ hàng cần cập nhật thông minh và hoàn toàn tự động
  • Hỗ trợ kết nối hệ thống với nhiều đơn vị vận chuyển và phương thức thanh toán online.
  • Có chức năng soạn email marketing, tạo coupon, voucher, chương trình khuyến mãi,...
  • ….

Mở cửa hàng giày dép online trên các kênh thương mại điện tử

Với lưu lượng người dùng mua sắm trực tuyến lên đến 49,3 triệu người (năm 2020), các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...đang dần chiếm lĩnh thị trường kinh doanh giày dép online với tỷ trọng doanh thu đơn hàng lên đến hàng triệu tỷ đồng. Do đó, sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua nền tảng bán hàng trực tuyến này.

 

Những ưu điểm từ sàn thương mại điện tử có thể kể đến như:

  • Tăng đơn hàng và doanh thu nhờ lượng truy cập khổng lồ
  • Thu hút nhiều khách hàng mới và tiềm năng
  • Đơn giản hóa quá trình vận hành và giao hàng
  • Tiết kiệm chi phí liên quan đến tiếp thị, chăm sóc khách hàng và quản lý hàng tồn kho

Một số lưu ý khi kinh doanh giày online trên các kênh thương mại điện tử:

  • Đặt tiêu đề sản phẩm cuốn hút và hiệu quả.
  • Tăng tỷ lệ tương tác, inbox, chỉ số đánh giá của shop, chuẩn bị đơn hàng nhanh chóng tránh sao quả tạ khi bán hàng.
  • Sử dụng hình ảnh, video đẹp, sắc nét.
  • Mô tả sản phẩm chi tiết và hấp dẫn.
  • Tham gia các chương trình khuyến mãi từ shopee.
  • ….

Ngoài ra, với những chủ đầu tư đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu cá nhân và có tầm ảnh hưởng trên thị trường, bạn hãy nên kết hợp bán giày dép online qua trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram cá nhân hoặc tận dụng thêm các kênh Tik Tok, Youtube để chia sẻ các video, hình ảnh sản phẩm gốc…để tăng mức độ tin cậy với khách hàng.

 

Xem thêm: Gợi ý 5 dạng stt bán giày online thu hút khách, tăng tỷ lệ chốt đơn

Đẩy mạnh marketing là cách kinh doanh giày dép online hiệu quả

Nhiệm vụ chính của hoạt động marketing là nghiên cứu thị trường và đưa thương hiệu, sản phẩm của bạn đến với lượng lớn khách hàng tiềm năng. Từ đó gia tăng doanh số bán hàng.

 

Từ các nền tảng thương mại trực tuyến trên, bạn có thể áp dụng đa dạng xu hướng marketing như:

 

Fanpage: Chạy quảng cáo Facebook Ads dưới nhiều hình thức nhắn tin, tiếp cận, thu list khách hàng, video,...

 

Website: Sử dụng các tính năng như Google Ads, Google Shopping, Google Dist Play Network dưới các hình thức quảng cáo tìm kiếm, hiển thị, video, ứng dụng toàn cầu,...

 

Sàn thương mại điện tử: Bằng cách đấu thầu từ khóa trong danh sách từ khóa tìm kiếm.

 

Nhìn chung, mỗi công cụ hỗ trợ quảng cáo đều mang lại những lợi ích khác nhau và đều tốn phí, tuy nhiên chi phí marketing trên website là khá cao.

Tích hợp phần mềm quản lý cửa hàng giày dép

phần mềm quản lý cửa hàng giày dép
Phần mềm hỗ trợ quản lý bán giày dép

Kinh doanh giày dép online cần chuẩn bị những gì? Không thể thiếu một yếu tố nữa đó là phần mềm hỗ trợ bán hàng. Thay vì kiểm soát hàng trăm công việc khiến quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn, tốn kém thời gian, chi phí. Dưới đây là 4 lý do bạn nên trang bị công cụ hỗ trợ bán hàng vào hoạt động kinh doanh giày dép.

  • Giải quyết vấn đề tồn kho: Với những số liệu thống kê chính xác, bạn có thể cân đối về lượng hàng hóa nhập - xuất một cách chỉnh chu, chi tiết.
  • Kiểm soát doanh thu, chi phí: Mọi khoản chi hay doanh thu sẽ đều được cập nhật trên đơn hàng khi bán ra, giúp hạn chế rủi ro về thua lỗ, âm vốn.
  • Quản lý thông tin khách hàng: Các thông tin khách hàng như thời gian mua hàng, tên, địa chỉ, tần suất mua hàng đều được liệt kê và lưu lại, giúp phân loại nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Theo dõi quá trình vận đơn: Tình trạng đơn hàng sẽ được theo dõi và cập nhật thường xuyên.

Một số phần mềm quản lý cửa hàng giày dép bạn có thể tham khảo đó là: Phần mềm quản lý bán hàng TPos, Kiotviet, Mshopkeeper,...

 

Kết Luận: Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm kinh doanh giày dép online được GenZ Làm Giàu tổng hợp từ nhiều nguồn với mong muốn gửi đến bạn những kiến thức hữu ích nhất. Hy vọng bạn sẽ áp dụng linh hoạt vào hoạt động bán hàng của mình và đạt doanh thu như mong đợi. Chúc bạn thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN