Kiến thức kinh doanh Kinh nghiệm kinh doanh 7 Mô hình kinh doanh giày dép hái ra tiền nhà đầu tư nhất định phải biết

7 Mô hình kinh doanh giày dép hái ra tiền nhà đầu tư nhất định phải biết

Làm thế nào để lựa chọn được mô hình kinh doanh giày dép phù hợp nhất với định hướng, nguồn vốn của bạn? Trên thực tế, yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, mục tiêu phát triển thương hiệu, chiến lược tiếp thị ngành hàng,... Nhằm hạn chế các rủi ro liên quan về tài chính, vận hành, pháp lý,...


Vậy đâu là mô hình bán giày dép độc đáo, thu hút khách nhất hiện nay? Ưu - nhược điểm của từng loại hình là gì? Cùng GenZ Làm Giàu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Mục Lục

Mở cửa hàng giày dép

mô hình kinh doanh giày dép
Kinh doanh giày dép Quảng Châu

Mở cửa hàng giày dép không còn là hình thức kinh doanh mới, bởi hiện nay có hàng ngàn cửa hàng giày dép thời trang lớn, nhỏ ra đời với  nhiều chuẩn loại, mặt hàng khác nhau. 

 

Tuy nhiên, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, việc mua giày dép không đơn giản là chỉ bảo vệ đôi chân mà còn là nhu cầu làm đẹp. Đặc biệt là chị em phụ nữ, họ sẵn sàng chi trả số tiền lớn hoặc mua sắm nhiều hơn 2-5 đôi giày để phù hợp với từng trang phục mà họ đang mặc hay dự định mặc vào dịp lễ, tết,...Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể tận dụng này để tạo dựng 1 cửa hàng bán giày đầy tiềm năng. Tuy nhiên để đạt được thành công, bạn cần xây dựng chiến lược kinh doanh giày dép rõ ràng và học học kinh nghiệm từ những người thành công.

 

Ưu điểm khi mở cửa hàng giày dép:

  • Tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng, gia tăng doanh số bán hàng.
  • Có địa điểm showroom cụ thể để khách hàng thuận tiện lựa chọn và mua hàng.
  • Gia tăng mức độ uy tín, tin cậy với khách hàng.
  • Khẳng định thương hiệu tăng mức độ cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.

Tuy nhiên, mô hình kinh doanh giày dép này cũng đi kèm những rủi ro như:

  • Dễ gặp rủi ro tồn hàng vì số lượng lớn hay lỗi mốt.
  • Mức độ cạnh tranh cao.
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như điều kiện thời tiết, dịch bệnh.
  • Tốn nhiều chi phí với nhiều công việc kiến chủ shop mất nhiều thời gian quản lý.
  • Không phù hợp với những bạn khởi nghiệp với nguồn vốn thấp.

Kinh doanh giày thể thao

Kinh doanh giày thể thao
Mô hình kinh doanh giày dép thể thao

Ngày nay, khi vấn đề sức khỏe càng được quan tâm, nhu cầu luyện tập thể dục, thể thao cũng từ đó mà tăng cao. Nắm bắt cơ hội đó, ý tưởng mô hình kinh doanh giày dép thể thao kết hợp quần áo, vớ, bảo hộ tay chân đã thu hút nhiều đối tượng đầu tư, đặc biệt là các bạn trẻ.

 

Ưu điểm của mô hình kinh doanh giày dép thể thao:

  • Nguồn nhập giày thể thao đa dạng với nhiều chủng loại, giá thành.
  • Phân khúc khách hàng mục tiêu rộng lớn từ giới tính, độ tuổi, thu nhập,..

Nhược điểm khi kinh doanh giày dép thể thao:

  • Nguồn vốn đầu tư lớn.
  • Khó khăn trong việc quảng bá, marketing vì thường dính bản quyền thương hiệu.
  • Gặp nhiều rắc rối, thủ tục pháp lý.

Nhập giày dép nguồn xưởng và bỏ sỉ/ lẻ

Nhập giày dép nguồn xưởng và bỏ sỉ/ lẻ
Mô hình kinh doanh giày dép xưởng

Cùng với sự phát triển rầm rộ của nhiều cửa hàng thời trang giày dép nhỏ lẻ, các địa điểm cung ứng hàng hóa cũng từ đó mà ra đời. Vì thế, việc nhập hàng tại các xưởng sản xuất để bỏ sỉ/lẻ kiếm lời là một ý tưởng không tồi. Căn bản, mô hình kinh doanh giày dép này là cách tạo mối quan hệ với các xưởng, sau đó đăng tải quảng cáo lên mạng để tìm nguồn khách hàng, qua quá trình trao đổi và đặt hàng thì mới liên hệ xưởng để lấy sản phẩm.

 

Tương tự như hình thức làm CTV, bạn là nơi trung gian tìm kiếm khách hàng, tất cả nguồn hàng hóa đều được hỗ trợ từ nơi sản xuất, với mỗi đơn hàng bán ra bạn sẽ lãi khoản 5 -10% lợi nhuận từ mức giá chênh lệch giữa giá thành từ nhà cung cấp và giá bán đến tay khách hàng.

 

Ưu điểm của hình thức nhập giày dép từ nguồn xưởng và bỏ sỉ/lẻ:

  • Hàng hóa giày dép đa dạng, không tốn kém chi phí.
  • Tăng thêm thu nhập, cải thiện tài chính.
  • Tích lũy nhiều kinh nghiệm và trau dồi được kỹ năng trước khi mở cửa hàng giày dép truyền thống.

Hạn chế còn tồn đọng của mô hình kinh doanh giày dép này là:

  • Dễ bị lừa đảo, đa cấp.
  • Khó kiểm tra được chất lượng hàng hóa.

Mô hình kinh doanh giày dép online

Mô hình kinh doanh giày dép online
Kinh doanh giày dép online

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, theo số liệu thống kê mỗi ngày người Việt dành ra khoảng 4 -6 tiếng đồng hồ để lướt Facebook, Instagram, Zalo,..xem các video trên mạng, đọc tin tức hoặc chỉ đơn giản là xem livestream mua sắm. Chính vì thế, mạng xã hội đã và đang trở thành nền tảng kinh doanh giày dép online hiệu quả mang đến tiềm năng lợi nhuận doanh thu cao. Do đó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh giày dép online để khởi nghiệp.

 

Ưu điểm khi khởi nghiệp với mô hình kinh doanh giày dép online:

  • Số vốn cần huy động ít hơn so với buôn bán tại cửa hàng
  • Ít các thủ tục pháp lý
  • Linh động với mọi đối tượng khách hàng ở bất cứ đâu
  • Quá trình giao dịch, vận chuyển, thanh toán,...diễn ra 1 cách thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng.
  • Quảng bá thương hiệu, bán hàng rộng rãi trên các trang mạng, sàn thương mại điện tử, website.
  • Kiểm soát được số lượng hàng hóa, doanh thu, tránh rủi ro tồn hàng, thua lỗ ngân sách.

Nhược điểm của mô hình kinh doanh giày dép online:

  • Khó khăn trong việc chinh phục lòng tin khách hàng.
  • Đòi hỏi chủ đầu tư phải chủ động và linh hoạt trong mọi khâu từ nhập hàng, quảng bá, marketing, chăm sóc khách hàng,...
  • Dễ gặp phải tình trạng khách hàng boom đơn, từ chối nhận đơn.
  • Tốn kém nhiều trong khoản chi phí ship hàng.

 

Nhìn chung, với những bạn khởi nghiệp với nguồn vốn thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng thì mô hình kinh doanh giày dép online là ý tưởng làm giàu khá khả thi. Tuy nhiên, để khắc phục những vấn đề tồn đọng trên, bạn cần xây dựng chiến lược bán hàng, marketing hiệu quả, mang đến những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng đồng thời gây dựng lòng tin, mức độ uy tín với khách hàng. Để hiểu hơn về nội dung này, bạn có thể tham khảo chi tiết bài viết: “Kinh nghiệm kinh doanh giày dép online hiệu quả”.

Mô hình cửa hàng giày dép đồng giá

Mô hình cửa hàng giày dép đồng giá
Mô hình cửa hàng giày dép đồng giá

Hiện nay, mô hình kinh doanh giày dép đồng giá đang là ý tưởng khởi nghiệp độc đáo và thu hút. Ngay từ cái tiên “giày dép đồng giá” đã tạo nên sự tò mò và lôi cuốn khách hàng, với loại hình này, khách hàng sẽ có xu hướng mua số lượng từ 1 - 2 sản phẩm trở lên hoặc gom hàng để thỏa mãn sở thích mua sắm cá nhân.

 

Chính vì thế, với mô hình kinh doanh giày dép này, bạn không nên quá chú trọng đến tiền lãi cao, mà hãy tận dụng khuyến mãi nhất có thể để thúc đẩy số lượng đơn hàng. Đơn hàng nhiều tất nhiên doanh thu của bạn cũng từ đó mà tăng cao.

 

Ưu điểm của mô hình kinh doanh giày dép đồng giá:

  • Số vốn đầu tư thấp.
  • Mặt hàng giày dép thời trang đa dạng cả về thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng,..
  • Không bị kì kèo trả giá.
  • Dễ thu hút khách hàng.
  • Cơ hội bán được hàng với số lượng lớn.
  • Không cần tốn nhiều chi phí thuê mặt bằng, bảo vệ, người trông xe,..

Nhược điểm khi kinh doanh giày dép đồng giá:

  • Nguồn lợi nhuận không cao.
  • Khó tìm kiếm nguồn hàng.

Mô hình kinh doanh giày secondhand

Mô hình kinh doanh giày secondhand
Mô hình kinh doanh giày secondhand

Hiện nay, khi lướt một vòng Facebook bạn sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều trang hay hội nhóm Rao vặt, thanh lý đồ cá nhân, bán đồ 2hand Mỹ,...với hàng trăm nghìn người tham gia, Trong đó có không ít người thanh lý giày dép, quần áo cũ với mục tiêu “cũ người mới ta”. Hay các cửa hàng kinh doanh giày dép secondhand theo hình thức này cũng mọc lên ngày càng nhiều, nổi bật là chuỗi những shop Give Way. 

 

Với tiềm năng tiêu thụ cao cùng khuynh hướng chuộng đồ hiệu cao cấp, hàng độc tuy nhiên lại không đủ kinh tế tài chính để mua mới trọn vẹn thì giày dép secondhand là lựa chọn tương thích. Như vậy có thể thấy đây hoàn toàn là cơ hội kinh doanh hiện đại cho những ai biết đầu tư và khai thác.

 

Ưu điểm của mô hình kinh doanh giày dép secondhand:

  • Xu hướng thanh ký giày dép cũ tăng cao.
  • Vốn đầu tư ít.
  • Giày dép secondhand luôn phong phú về mẫu mã, thương hiệu,...
  • Góp phần bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

Nhược điểm khi khởi nghiệp với mô hình kinh doanh giày dép secondhand:

  • Mất nhiều gian để tìm kiếm nguồn hàng.
  • Cần phải cẩn trọng trong việc lựa chọn chất lượng giày dép.
  • Khó định giá sản phẩm.

Kinh doanh giày đồng phục và giày đôi

Kinh doanh giày đồng phục và giày đôi
Kinh doanh giày đồng phục và giày đôi

Thị trường đa dạng, lại không cần bỏ quá nhiều vốn mà vẫn có thể khởi nghiệp thì kinh doanh giày đồng phục, giày đôi là một ý tưởng kinh doanh khả thi cho những bạn muốn thử sức. Điểm đặc biệt của mô hình kinh doanh giày dép này là bạn không cần có quá nhiều khách, vì đặc thù là mặt hàng đồng phục, giày đôi nên họ có thể mua với số lượng lớn lên đến vài chục đôi. Do đó, việc kinh doanh ngành hàng này có phần nhàn hơn các mặt hàng khác. Thậm chí, bạn không cần mở tiệm chỉ cần 1 trang website, fanpage cùng địa điểm mặt bằng có sẵn chẳng hạn như nhà ở cũng có thể kinh doanh.

 

Ưu điểm của mô hình kinh doanh giày dép đồng phục và giày đôi:

  • Không tốn nhiều chi phí thuê mặt bằng, trang trí nội thất, nhân viên,...
  • Đơn hàng lớn, doanh thu cao.

Nhược điểm khi kinh doanh giày đồng phục và giày đôi:

  • Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Ra quyết định bởi nhiều đối tượng, nên tỷ lệ chốt đơn thành công thấp.
  • Vốn nhập hàng lớn, chi phí quảng cáo, marketing cao.

 

Kết luận: Trên đây là toàn bộ chia sẻ về 7 mô hình kinh doanh giày dép cũng ưu - nhược điểm. Hy vọng sau những thông tin quý báu trên, mong rằng bạn có thể lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, nếu còn bất cứ vấn đề liên quan cùng chủ đề, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé. Chúc bạn thành công! 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN