Kiến thức kinh doanh Kinh nghiệm kinh doanh Có nên kinh doanh giày dép không? Kinh nghiệm mở shop bán giày thành công là gì?

Có nên kinh doanh giày dép không? Kinh nghiệm mở shop bán giày thành công là gì?

Với mức lợi nhuận lên đến 50% cùng những thế mạnh về nguồn hàng, mẫu mã đa dạng, tệp khách hàng tiềm năng. Kinh doanh giày dép hiện đang là một trong những lĩnh vực khởi nghiệp đầy sôi động và cạnh tranh thu hút mọi đối tượng đầu tư.

 

Tuy nhiên, làm thế nào để mở cửa hàng giày dép thành công? Số vốn đầu tư là bao nhiêu? Vẫn luôn là câu hỏi khó với những bạn “chân ướt chân ráo” tham gia vào ngành hàng này. Trong nội dung hôm nay, GenZ Làm Giàu sẽ chia sẻ đến bạn 9 kinh nghiệm bán giày dép hiệu quả, vốn ít, lợi nhuận cao. Hãy dành 5 phút cùng theo dõi đến cuối bài viết nhé!

Mục Lục

Có nên kinh doanh giày dép không?

Có nên kinh doanh giày dép không
Cơ hội và thách thức khi kinh doanh giày dép

Trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng giày dép là cực kỳ lớn. Theo báo cáo kinh tế thì thị trường giày dép trong nước có doanh thu mỗi năm khoảng 1,5 tỷ USD tương đương khoảng 35 nghìn tỷ đồng. Trong đó:

  • Thị trường giày dép phi thể thao là phân khúc khổng lồ nhất.
  • Thị trường giày dép trẻ em dự kiến tăng trưởng với tốc độ 3,7%.
  • Thị trường giày dép nam giới dẫn đầu phân khúc với 52% thị phần.

 

Với những số liệu minh chứng trên cho thấy, hiện nay ngành hàng giày dép có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người tiêu dùng. Bởi bên cạnh tác dụng bảo vệ sức khỏe đôi chân thì mặt hàng này còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, giúp mọi người trở nên tự tin và thoải mái hơn trong mọi ngữ cảnh. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để tạo dựng 1 cửa hàng bán giày dép đầy tiềm năng.

 

Và để kết luận cho câu hỏi: “Có nên kinh doanh giày dép không?” thì câu trả lời là “Có”.

Khó khăn thường gặp khi kinh doanh giày dép là gì?

Khó khăn thường gặp khi kinh doanh giày dép
Rủi ro khi kinh doanh giày dép

Cũng tương tự như các lĩnh vực ngành hàng khác, dù bạn bắt đầu với hình thức bán hàng offline hay online thì kinh doanh giày dép luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề, khó khăn buộc các chủ đầu tư phải đối mặt, chẳng hạn như:

  • Tỷ lệ cạnh tranh cao giữa các thương hiệu giày dép lớn
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng đa dạng với các sản phẩm đẹp ở mức giá hợp lý.
  • Số vốn đầu tư lớn, đặc biệt là chi phí nhập hàng.
  • Chưa biết cách tận dụng các kênh tiếp thị, marketing để thu hút và giữ chân khách hàng.
  • Rủi ro trong vấn đề tồn kho, quản lý, mức giá cạnh tranh.
  • Xu hướng thị trường, thị hiếu người thay đổi liên tục bao gồm màu sắc, kích cỡ, chất liệu, mẫu mã, thiết kế.

Như vậy, qua việc đánh giá yếu tố thuận lợi và rủi ro kinh doanh giày dép trên, để đạt được thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải có chiến lược kinh doanh giày dép rõ ràng và học hỏi kinh nghiệm từ những người bán hàng đi trước. Vậy đó là gì? Bài viết dưới đây sẽ lần lượt chia sẻ để bạn có cái nhìn bao quát về việc mở shop giày.

Xác định mô hình kinh doanh giày dép

Như đã đề cập chi tiết trong bài viết “Mô hình kinh doanh giày dép độc đáo 2023”, trước khi bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh, bạn cần xác định được loại hình mình hướng đến là gì? Mở cửa hàng giày dép, kinh doanh giày dép online, nhập giày dép nguồn xưởng và bỏ sỉ/ lẻ,...? Mỗi hình thức bán hàng đều có các ưu - nhược điểm khác nhau, do đó để hạn chế việc ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển thương hiệu, chiến lược tiếp thị ngành hàng cùng các rủi ro về tài chính, vận hành, pháp lý. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn. 

 

Nhìn chung, hiện nay trên thị trường có 7 mô hình kinh doanh giày dép phổ biến bạn có thể tham khảo và lựa chọn là:

  • Mở cửa hàng giày dép chính hãng hoặc giày dép Quảng Châu.
  • Kinh doanh giày dép online.
  • Mở cửa hàng giày dép đồng giá.
  • Kinh doanh giày secondhand.
  • Kinh doanh giày đồng phục, giày đôi.
  • Kinh doanh giày dép thể thao.
  • Mở cửa hàng giày dép order.

9 Khó khăn thường gặp khi kinh doanh giày dép từ các thương hiệu lớn

Khó khăn thường gặp khi kinh doanh giày dép
Cách kinh doanh giày dép hiệu quả

Kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn?

Mở shop giày dép cần bao nhiêu vốn? Tùy vào loại hình kinh doanh, quy mô phát triển, phân khúc khách hàng mà ngân sách bạn cần đầu tư là khác nhau. Theo kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép từ các thương hiệu lớn, tại đây GenZ Làm Giàu sẽ giúp bạn ước lượng nguồn vốn đầu tư cần có cho 2 loại hình kinh doanh giày dép phổ biến nhất là: Mở cửa hàng truyền thống và kinh doanh online.

  1. Mở cửa hàng kinh doanh truyền thống

Nhìn chung, các khoản chi phí cần có chủ yếu tập trung vào hạng mục như: Tiền thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, thuê nhân viên (tùy số lượng), chi phí marketing, quảng cáo, kinh phí dự phòng rủi ro,...Trung bình để hoàn thiện một cửa hàng giày dép với diện tỉnh khoảng 15 - 25m2 sẽ cần ít nhất là 100 triệu đồng.

 

  1. Mở gian hàng bán giày dép online

Thực tế cho thấy, kinh doanh giày dép online là hình thức khởi nghiệp ít vốn, lợi nhuận cao. Bởi lẽ bạn sẽ tiết kiệm được tối đa nguồn vốn và chỉ cần tập trung chủ yếu vào chi phí nhập hàng, marketing, quảng cáo,...Với mô hình này, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với số vốn chỉ từ 5 - 10 triệu đồng.

 

Để hiểu rõ hơn về cách phân bổ ngân sách cũng như giải pháp tối ưu chi phí, bạn có thể tham khảo thêm chi tiết bài viết: Mở shop giày dép cần bao nhiêu vốn?

Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng giày dép

Chọn đúng địa điểm kinh doanh giày dép sẽ tạo lợi thế rất lớn trong suốt quá trình hoạt động. Để thu hút khách hàng tìm đến và chú ý tới, bạn nên thuê bằng mở cửa hàng giày dép tại các khu đông dân cư, nhiều người qua lại, có chỗ đậu xe rộng rãi, thuận tiện mua sắm, ghé thăm.

 

Chẳng hạn: Khách hàng bạn hướng đến là phân khúc cao cấp, thượng lưu nên tìm kiếm địa điểm tại trung tâm thành phố như: Quận 1, 2, 7, Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh. Ngược lại, nếu điều kiện kinh tế hạn chế, nhóm khách hàng tiêu dùng thuộc phân khúc trung bình - khá, bạn có thể lựa chọn mặt bằng có diện tích vừa đủ, trong hẻm nhỏ hoặc các tuyến phố nhỏ. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo lượng người qua lại và tập trung đông khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.

Khách hàng mua giày dép của bạn là ai?

Để lập kế hoạch kinh doanh giày dép hiệu quả với tính ứng dụng cao, bên cạnh việc xác định nguồn vốn, bạn cần trả lời được câu hỏi “khách hàng mua giày dép của mình là ai?”. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh, định hướng phát triển và doanh thu lợi nhuận. 

 

Theo kinh nghiệm mở shop giày dép từ những cửa hàng thành công, sẽ có 3 phân khúc khách hàng tiềm năng để bạn cân nhắc và lựa chọn là:

  1. Khách hàng tầm trung bình - thấp: Đối tượng này đa phần là học sinh, sinh viên và người lao động, thường chi trả 1 khoản tiền nhỏ nhất định để mua sắm giày dép. Nhóm khách hàng này khá dễ tính, quyết định dựa trên giá thành không mấy đề cao về chất lượng, thương hiệu.
  2. Phân khúc khách hàng khá: Có thu nhập ổn định và chú trọng đến chất lượng, kiểu dáng. Ưu chuộng mặt hàng giày dép  có thương hiệu, xưởng gia công hoặc hàng VNXK.
  3. Nhóm khách hàng cao cấp, sang trọng: Nói một cách dễ hiểu, đây là nhóm khách hàng có xu hướng mua sắm vì đam mê, họ có thể sở hữu 10 - 15 đôi giày thậm chí là hơn. Bởi bên cạnh nhu cầu sử dụng, khẳng định địa vị trong xã hội, họ còn có sở thích sưu tầm những mẫu giày hot trend, hàng limited đến từ các thương hiệu lớn trong và ngoài nước. Điểm đặc biệt của tệp khách hàng này là số lượng tương đối hẹp tuy nhiên vòng đời cao.

Nên tìm nguồn hàng giày dép giá sỉ ở đâu?

Với 1 cửa hàng truyền thống, để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, khách hàng thoải mái lựa chọn, yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý trong kinh nghiệm mở shop giày dép là tìm kiếm nguồn cung ứng chất lượng, uy tín với mẫu mã đa dạng, bắt kịp xu hướng thị trường.

 

Tùy vào phân khúc khách hàng tiềm năng và ngân sách nguồn vốn, bạn có thể tìm mối buôn bán giày dép tại các địa điểm như:

  • Nhập giày dép giá rẻ tại các chợ đầu mối.
  • Tìm đối tác kinh doanh giày dép từ các cửa hàng buôn bán lẻ.
  • Xưởng sản xuất giày dép.
  • Order giày dép từ nước ngoài

 

Tuy nhiên, sự tràn ngập các sản phẩm, thương hiệu giày dép trên thị trường hiện nay, pha tạp từ giày hiệu nước ngoài đến giày VNXK, hay các hãng giày dép trong nước thậm chí là cả giày dép Quảng Châu - Trung Quốc, khiến người mua hàng cũng như chủ shop kinh doanh giày dép phải hoa mắt, vì không biết nên chọn nguồn hàng như thế nào.

 

Vậy kinh nghiệm lấy sỉ giày dép ở đây là gì?

  1. Tìm nguồn giày dép giá sỉ dựa trên định hướng kinh doanh và đối tượng khách hàng: Ví dụ, bán thương hiệu giày dép nước ngoài, hàng xách tay cho nhóm phân khúc khách hàng hạng sang.
  2. Nhập hàng từ các địa chỉ, đơn vị uy tín với nhiều chính sách ưu đãi như: Hỗ trợ đổi trả hàng tồn kho, miễn phí vận chuyển,...
  3. Khảo sát giá thị trường trước khi nhập hàng: Cách kinh doanh giày dép hiệu quả là nên khảo sát giá nhập dựa trên mặt bằng chung, điều này đảm bảo bạn không bị “hớ” ngay khi mua hàng sỉ.
  4. Kết hợp đa dạng nguồn hàng: Cẩm nang kinh doanh giày dép tiếp theo bạn cần lưu ý là hãy kết hợp đồng thời nhiều nguồn hàng giày dép giá sỉ khác nhau. Bởi đây là lợi thế cạnh tranh giúp bạn mở rộng danh mục sản phẩm, tiếp cận nhiều tệp khách hàng đồng thời hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt hàng hóa, giao hàng trễ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Quyết định giá bán sản phẩm

Ngoại trừ những mặt hàng giày dép cao cấp thuộc phân khúc hạng sang, việc định giá sẽ dựa trên giá bán thương hiệu. Tuy nhiên, với các cửa hàng giày dép nhỏ lẻ, mặt hàng bình dân, sản phẩm không có sự khác biệt so với đối thủ, bạn sẽ không thể nào cạnh tranh nếu không tạo nên sự khác biệt về giá.

 

Do vậy, từ kinh nghiệm kinh doanh giày dép, để định giá sản phẩm phù hợp, có tính cạnh tranh điều bạn cần làm là phải liên tục cập nhật tình hình bán thị trường, nắm bắt nhanh các chiêu thức marketing của đối thủ. Đồng thời xác định dựa trên các yếu tố như:

  • Sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống.
  • Thị hiếu người dùng.
  • Mức giá bán phổ biến trên thị trường.

Kinh doanh giày dép online

Kinh doanh giày dép online
Mở rộng cửa hàng giày dép trực tuyến

Ở giai đoạn đầu khi mở cửa hàng kinh doanh giày dép, nhiều chủ đầu tư thường tập trung đẩy mạnh vào 1 kênh bán hàng duy nhất. Điều này không sai, nhưng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, rút ngắn khoảng cách thành công, bạn nên kết hợp đồng thời kinh doanh giày dép online và thực hiện quảng cáo, marketing.

 

Một vài kênh online nổi tiếng tại Việt Nam mà bạn có thể sử dụng để mở cửa hàng trực tuyến là:

- Tạo Website, blog cá nhân bán quần áo online.

- Các trang MXH nổi tiếng: Facebook, Instagram, tiktok,…

- Các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki.

Tiếp thị và quảng cáo cửa hàng giày dép

Dù bắt đầu khởi nghiệp với mặt hàng nào? Kinh doanh giày xuất khẩu, giày dép Quảng Châu hay buôn bán giày dép trẻ em thì nếu cứ “há miệng chờ sung” thụ động chờ đợi khách đến mua hàng thì chắc chắn chỉ trong 1 thời gian ngắn, cửa hàng của bạn sẽ phải đóng cửa vì thua lỗ. Vì thế, việc sử dụng các kênh truyền thông, marketing cho cửa hàng là điều quan trọng cần thiết.

 

Bên cạnh việc marketing theo phương thức truyền thống như: Phát tờ rơi, dán banner, đăng bài PR, quảng cáo trên TV thì sử dụng các kênh quảng cáo online sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tiếp cận tối đa tệp khách hàng. Bạn có thể:

  • Xây dựng chiến dịch quảng cáo trên các trang mạng xã hội: Facebook Ads, Instagram Ads, TiTok Ads,...
  • Đấu thầu từ khóa trên sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...
  • Tính năng hỗ trợ quảng cáo SEO, SEM trên Google.

 

Lưu ý: Để nâng cao hiệu quả chiến dịch truyền thông, khi triển khai kế hoạch bạn cần xây dựng content thu hút, đặc biệt là hình ảnh, video,... Việc này sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận, giảm chi phí marketing đáng kể.

 

Xem thêm: 5 Dạng stt bán giày online cùng 55 mẫu content hay, ấn tượng 2023

Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn, chuyên nghiệp

Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mua sắm và doanh thu lợi nhuận khi mở cửa hàng kinh doanh giày dép. Sau mỗi đơn bán, bạn cần xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp với những chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng cũ, chẳng hạn như: Thẻ tích điểm, thẻ giảm giá, khuyến mãi vào ngày lễ, sinh nhật, kỷ niệm,...Đồng thời hỗ trợ tư vấn, khắc phục sự cố, vấn đề của người mua hàng.

 

Việc làm này giúp tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, gia tăng sự hài lòng và mức độ tin cậy với người tiêu dùng.

Kinh nghiệm kinh doanh giày dép: Ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý

Với hàng trăm đầu mục công việc xoay quanh vấn đề quản lý cửa hàng giày dép thời trang như: Số lượng, mẫu mã, size, thương hiệu,...Vậy làm thế nào để kiểm soát hiệu quả tất cả mà không mất nhiều thời gian, chi phí?

 

Phần mềm quản lý bán hàng sẽ là giải pháp tối ưu để bạn giải quyết mọi vấn đề trên. Với các tính năng hỗ trợ, bạn có thể:

  • Quản lý tức thời hàng tồn kho, cảnh báo hàng dưới hoặc trên mức cho phép để đưa ra kế hoạch xả hàng hoặc bổ sung kịp thời.
  • Quản lý và theo dõi chi tiết thông tin khách hàng.
  • Dễ dàng tạo các chương trình khuyến mãi, phát hành thẻ tích điểm,
  • Tích hợp các thiết bị phần cứng như máy in hóa đơn, quét mã vạch,...
  • Theo dõi phí shp, công nợ, tiền COD.
  • Nhanh chóng in đơn hàng online, phiếu vận chuyển ngay khi tạo đơn trên hệ thống.
  • Báo cáo tổng quan đơn hàng, doanh thu.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn phần mềm của bên cung cấp nào, có thể tham khảo các đơn vị cung ứng phần mềm uy tín, chuyên nghiệp được nhiều cửa hàng thời trang nổi tiếng truyền tai nhau như: Phần mềm quản lý bán hàng TPos, Suno, Kiotviet, Sapo, IPos,...

 

Kết luận: Trên đây là toàn bộ chi tiết câu hỏi “Có nên kinh doanh giày dép không?” “Kinh nghiệm mở shop giày dép thời trang hiệu quả là gì? Nếu còn bất cứ vấn đề liên quan cùng chủ đề, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé. Chúc bạn thành công! 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN