Kiến thức kinh doanh Kinh nghiệm kinh doanh Quản lý spa là gì? Cách quản lý spa hiệu quả x2 lợi nhuận

Quản lý spa là gì? Cách quản lý spa hiệu quả x2 lợi nhuận

Đối với spa, việc quản lý không phải là một khái niệm đơn lẻ mà sự liên kết với nhiều yếu tố chặt chẽ. Theo một khảo sát từ công ty RAND tư vấn hàng đầu tại Mỹ nhận định “Cứ 100 doanh nghiệp, công ty trên thế giới lâm vào tình cảnh phá sản thì có đến 85% trong số đó do chính sách quản lý của người đứng đầu mà ra”. Với ngành spa cũng không ngoại lệ, nếu người đứng đầu gặp quá nhiều sai lầm trong cách quản lý spa thì sẽ rất đứng trên bờ vực sụp đổ.

 

Vậy làm thế nào để quản lý spa hiệu quả? Kinh nghiệm quản lý spa thực tế giúp chủ kinh doanh vượt mặt đối thủ, nâng cao giá trị doanh thu là gì? Cùng Genz Làm Giàu khám phá ngay tại bài viết này!

Quản lý spa là gì?

Quản lý spa là gì?

Quản lý spa làm gì và cần những kỹ năng gì?

Quản lý spa là tổ chức, quản lý tất cả mọi hoạt động của spa một cách bài bản và khoa học. Người quản lý spa sẽ có trách nhiệm thiết lập các quy tắc trong quá trình quản lý từng bộ phận khác nhau của spa từ lễ tân, chuyên viên kỹ thuật đến các sự kiện, chiến dịch marketing liên quan đến sự phát triển của spa. Từ đó giám sát, theo dõi, chịu trách nhiệm vận hành nhằm đảm bảo hiệu quả trong công việc và hỗ trợ các nhân viên đáp ứng những mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Mô tả công việc, nghiệp vụ của một quản lý spa

mô tả công việc quản lý spa.Kỹ năng quản lý spa

Vậy quản lý spa cần làm gì? Một người quản lý spa thực thụ cần đáp ứng đầy đủ các tố chất và kỹ năng nào? Để hiểu rõ về vấn đề này, hãy cùng Genz Làm giàu tìm hiểu qua các yếu tố sau:

 

Quan hệ khách hàng

  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ nội/ ngoại liên quan đến quá trình kinh doanh, tư vấn bán hàng và chăm sóc khách hàng
  • Có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa
  • Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, tiếp nhận ý kiến khách hàng liên quan đến hoạt động spa và phản hồi kịp thời

Quản lý nhân sự

  • Giám sát các chương trình định hướng cho các bộ phận
  • Thúc đẩy tinh thần làm việc, đảm bảo tất cả các nhiệm vụ được thực hiện nhất quán, trong khoảng thời gian định sẵn
  • Đề xuất chính sách nhằm tạo môi trường làm việc đoàn kết, gắn bó
  • Đảm bảo tất cả chuyên viên, nhân sự tuân thủ nội quy spa

Bán hàng và marketing

  • Giới thiệu dịch vụ của spa trên thị trường khu vực và địa phương
  • Xây dựng và phát triển kế hoạch marketing

Đào tạo nhân viên

  • Cung cấp các dịch vụ tốt nhất thông qua đào tạo, huấn luyện, đảm bảo 100% nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc và tiêu chuẩn vận hành spa
  • Kiểm soát việc đào tạo nhân viên mới, sát hạch định kỳ nhân viên cũ
  • Định kỳ đánh giá, kiểm tra chất lượng làm việc: Chất lượng tư vấn, tay nghề, thái độ làm việc, kỹ năng chăm sóc phục vụ khách hàng

Quản lý ngân sách

  • Giám sát sản phẩm và dụng cụ sử dụng
  • Hỗ trợ việc chuẩn bị báo cáo doanh thu, tình trạng hoạt động của thiết bị và ngân sách chi tiêu
  • Lập báo cáo doanh thu hàng ngày/ tháng/ năm 

Hành chính

  • Chịu trách nhiệm giám sát, duy trì số lượng hàng hóa, văn phòng phẩm, thiết bị sử dụng
  • Giải quyết các yêu cầu khác

7 Cách quản lý spa hiệu quả từ mô hình đến thực tế bạn cần biết

Cách quản lý spa hiệu quả

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa

Có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về dịch vụ spa

Kinh nghiệm quản lý spa hiệu quả là bạn cần nắm rõ những kiến thức chuyên môn để dựa trên cơ sở đó xây dựng những quy trình chăm sóc khách hàng, tiêu chuẩn phục vụ hay đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Những kiến thức mà người quản lý spa cần trang bị đó là:

  • Kiến thức quản lý vận hành và kỹ thuật thực hiện dịch vụ trong spa
  • Kiến thức về trang thiết bị, máy móc, mỹ phẩm dược liệu
  • Kiến thức về dinh dưỡng và khoa học
  • Kiến thức về bệnh lý các vấn đề về da

Kỹ năng phân tích, nắm rõ thị trường cùng đối thủ cạnh tranh

Không chỉ tóm gọn ở những yếu tố cơ bản cần thiết, để quản lý spa hiệu quả, chủ đầu tư cần nhạy bén và có cách nhìn dài hạn để dẫn đầu xu hướng kinh doanh spa 2022. Điều này được hiểu là, bạn phải nắm bắt nhu cầu thị trường, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của spa mình cũng như theo dõi chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, chắc lọc biết cách phát huy tối đa điểm mạnh đồng thời khắc phục những yếu điểm mà mô hình kinh doanh spa mình đang gặp phải để có thể cạnh tranh, vượt mặt các đối thủ cùng ngành.

Linh hoạt trong cách lên ý tưởng kinh doanh spa

Xu hướng thị trường, thị hiếu người dùng qua từng thời điểm là hoàn toàn khác nhau. Do đó, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần phải linh hoạt trong cách xây dựng ý tưởng kinh doanh. Bởi với một kế hoạch đã cũ mà không có phương án khả thi hơn thì doanh nghiệp spa rất dễ dậm chân tại chỗ thậm chí là xuống dốc không phanh. 

 

Từ kinh nghiệm quản lý spa thành công, sau khi lên được ý tưởng mô hình kinh doanh spa, chủ spa cần xem xét đến mức độ khả thi, khả năng duy trì - phát triển khi triển khai. Sau đó xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và lâu dài giúp spa hoạt động vững mạnh giữ vững vị thế trên thị trường. Yếu tố này được đánh giá là vấn đề khó, khiến nhiều chủ kinh doanh phải đau đầu trong những cách quản lý spa hiệu quả.

Kinh nghiệm quản lý spa trong việc thực hiện chiến dịch marketing

Kinh nghiệm quản lý spa

Học cách quản lý spa hiệu quả

Như đã chia sẻ trong bài kinh nghiệm mở spa mini, để khách hàng thực sự biết đến spa thì việc xây dựng và thực hiện các chiến dịch marketing là tiêu chí quan trọng. Bởi chính bản thân khách hàng sẽ là đối tượng mang lại phần lớn lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Vì thế, yêu cầu người quản lý spa phải có bước đi khôn khéo, cân nhắc thực hiện chiến lược marketing hiệu quả  đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí.

 

Xử lý rủi ro, vấn đề phát sinh

Trong quá trình kinh doanh spa, sẽ không hiếm những tình huống phát sinh làm đau đầu nhà quản lý như: Khách hàng bị ứng mỹ phẩm, chất lượng dịch vụ không tốt, thái độ nhân viên không chuyên nghiệp, đau nhức cơ thể sau khi thực hiện các thao tác massage, tổn thương da trong khi trị liệu…Những sự cố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu, uy tín spa.

 

Người đứng đầu với cách quản lý spa giỏi là phải biết ứng biến tốt những rủi ro trên. Bạn cần hiểu rõ tâm lý khách hàng, không nên chống chế, tranh cãi hay gây bức xúc với họ. Trong trường hợp, khiếu nại về tiền bạc, chất lượng dịch vụ bạn hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân, giải thích cho khách hàng hiểu và bồi thường nếu lỗi sai thuộc về spa. Với những sự cố nghiêm trọng hơn, bạn nên xử lý tình huống nhanh chóng đảm bảo an toàn cho khách hàng bằng cách thực hiện các thao tác sơ cứu cần thiết và đưa đến trung tâm y tế gần nhất. Cuối cùng hãy gửi lời xin lỗi chân thành và thương lượng với khách hàng về việc đền bù tổn thất.

Áp dụng phần mềm quản lý spa hiệu quả thay vì cách truyền thống

phần mềm quản lý spa

Phần mềm quản lý spa thẩm mỹ viện chuyên nghiệp

Với hàng trăm đầu mục công việc như vậy, chắc hẳn với cách quản lý spa như thế nào thì dù có “3 đầu 6 tay” cũng khó có thể kiểm soát được tất cả. Thay vì tự mình ôm đồm hết mọi công việc khiến mọi thứ trở nên khó khăn và rắc rối. Tại sao bạn không tìm kiếm cho mình một trợ thủ công nghệ đắc lực thay thế những file Excel dài quằn hay cuốn sổ sách dày cộm?

 

Thực tế, từ kinh nghiệm quản lý spa thành công cho thấy, việc áp dụng công nghệ với các phần mềm quản lý spa vào hoạt động kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời kiểm soát chặt chẽ toàn bộ công việc từ khâu nhập hàng đến khi bán hàng, thống kê đơn hàng, báo cáo số liệu doanh thu trên từng cả nền tảng online và offline.

 

Theo dõi chi tiết và kiểm soát toàn bộ hoạt động spa

Cơ sở spa được quản lý hiệu quả là khi bạn có thể nắm rõ và kiểm soát toàn bộ tình hình hoạt động tại spa. Bạn cần đảm bảo thực hiện tốt các đầu mục công việc, nghiệp vụ của một quản lý như từ nhân viên, khách hàng, trang thiết bị, kho mỹ phẩm cho đến báo cáo doanh thu lợi nhuận, công nợ và tình hình tài chính kinh doanh. Khi đảm bảo được các yếu tố này, bạn sẽ có góc nhìn tổng thể về sự tăng trưởng hay tụt dốc của spa. Từ cơ sở đó lên kế hoạch thay đổi và cải thiện cửa hàng, chất lượng dịch vụ được tốt nhất.



Kết luận: Trên đây là chia sẻ về 7 cách quản lý spa hiệu quả mà các chủ kinh doanh nên lưu ý và áp dụng. Hãy theo dõi các bài viết tại Blog Genz Làm Giàu để đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích trong lĩnh vực này nhé! Chúc bạn thành công

BÀI VIẾT LIÊN QUAN