Kiến thức kinh doanh Kinh nghiệm kinh doanh 9 Kinh nghiệm mở spa mini vốn ít lợi nhuận khủng

9 Kinh nghiệm mở spa mini vốn ít lợi nhuận khủng

Trong những năm trở lại đây, khởi nghiệp với mô hình spa nhỏ là ý tưởng kinh doanh tiềm năng thu hút khá nhiều đối tượng. Những cơ sở spa mini mở ra ngày càng nhiều bởi những ưu điểm: Số vốn đầu tư không quá lớn, nhu cầu thị trường cao, khả năng quay vòng vốn nhanh…

 

Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ đó lại có không ít các cơ sở, doanh nghiệp vừa và nhỏ bị điêu đứng và lặn ngụp trong thất bại chỉ trong 6-12 tháng đầu. Vậy nguyên nhân do đâu khi nhu cầu của người tiêu dùng vẫn đang theo chiều hướng tích cực? Cùng Genz Làm Giàu bóc tách chi tiết nguyên do thất bại và tìm hiểu xem những kinh nghiệm mở spa mini hiệu quả, thành công nhất hiện nay là gì nhé!

Nhìn qua những thuận lợi và khó khăn khi mở spa mini

thuận lợi khó khăn khi mở spa miniKhó khăn khi mở spa

Mỗi lĩnh vực kinh doanh đều sẽ có những ưu và khuyết điểm khác nhau. Việc tận dụng đúng cơ hội và xác định trước những rủi ro có thể giúp bạn đạt thành công nhanh chóng. Trước tiên, hãy bắt đầu với 3 thuận lợi mà bạn có thể áp dụng để phát triển việc làm giàu từ kinh doanh spa của mình.

Thuận lợi trong kinh doanh spa mini

Vốn đầu tư ban đầu ít

Vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi lợi nhuận nhanh chóng có lẽ là điểm mạnh lớn nhất khi kinh doanh spa nhỏ. Khác với những mô hình spa lớn, để mở một tiệm spa chuyên nghiệp thì số vốn cần đầu tư là khá lớn, các khoản chi phí thiết bị, máy móc, nhân viên đều rất đắt đỏ. Trong khi đó, để mở spa nhỏ, bạn chỉ cần trang bị từ 2-3 giường, các thiết bị phục vụ đơn giản cùng địa điểm kinh doanh vừa đủ, từ đó giúp tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư.

 

Tính thân thiện

Thế mạnh tiếp theo khi kinh doanh spa mini có thể kể đến là tính gắn kết, thân thiện với khách hàng. Bởi, tại những spa nhỏ có ít nhân viên, khách hàng hầu như sẽ quen mặt hết các nhân viên/ kỹ thuật viên trong spa. Điều này tạo thuận lợi cho nhân viên trò chuyện, tìm hiểu tính cách, nhu cầu của khách, từ đó trở nên thân mật và có cách phục vụ chu đáo, thích hợp cho từng đối tượng.

 

Chủ động, linh hoạt ở khâu không gian và dịch vụ

Không gian: Với những mô hình kinh doanh spa nhỏ hay spa tại nhà các khâu từ vệ sinh, setup bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo sở thích và tham khảo thêm kinh nghiệm mở spa mini khác mà không cần quá cầu kỳ hay nhất thiết phải thuê dịch vụ setup spa từ bên ngoài.

 

Dịch vụ: Thông thường, tại các spa lớn, các gói liệu trình combo sẽ thường đi chung với nhau. Khi đó, khách hàng muốn thay thế hoặc thêm bớt đều sẽ không được. Vì tất cả dịch vụ được đưa vào hệ thống trung tâm và hoạt động theo dây chuyền chung. Ngược lại, với spa mini các dịch vụ sẽ được linh động dễ dàng hơn, do chính tay người chủ thực hiện và giám sát kỹ càng, từ đó tạo được sự an tâm, tin tưởng của khách hàng.

Khó khăn khi mở spa mini

Khó xây dựng thương hiệu

Nếu như không có sự khác biệt, không có chiến lược kinh doanh cụ thể thì bạn khó lòng có thể xây dựng được thương hiệu spa trong lòng khách hàng., dù là khởi nghiệp với cơ sở spa nhỏ bạn cũng cần có những giải pháp marketing hiệu quả, tối ưu nhằm quảng bá thương hiệu thu hút khách hàng biết đến

Lựa chọn phân khúc khách hàng

Không chỉ là khó khăn của những người mới bước chân vào lĩnh vực này mà còn là khó khăn chung của các nhà đầu tư.

 

Với thị trường spa ngày càng cạnh tranh cùng sự phát triển lớn mạnh khiến tệp khách hàng mở rộng, phân khúc cũng có nhiều biến đổi. Do đó, từ kinh nghiệm mở spa mini thành công, bạn cần hướng đến phân khúc khách hàng riêng, khai thác tiềm lực từ nhóm đối tượng này từ đó vạch ra kế hoạch quy trình kinh doanh spa cụ thể

9 Kinh nghiệm mở spa mini đắt khách bạn cần lưu ý

9 Kinh nghiệm mở spa mini đắt khách bạn cần lưu ýChia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa thành công

Thời trang hay làm đẹp đều là nhu cầu cơ bản thiết yếu của con người, vì thế mở spa nhỏ là hình hình thức kinh doanh phổ biến và dễ thu lợi nhuận. Tuy nhiên, giữa thị trường cạnh tranh gay gắt, nếu bạn không có kế hoạch ngay từ bước đầu thì rất dễ chuốc lấy thất bại. Vậy nên, để kinh doanh thành công hãy cùng Genz Làm Giàu tìm hiểu chi tiết 9 kinh nghiệm mở spa mini sau đây!

Trang bị kiến thức, nền tảng về spa chuyên nghiệp

Mở spa quy mô nhỏ cần chuẩn bị những gì?

Trước khi suy nghĩ đến các vấn đề về nguồn vốn, kế hoạch phát triển điều bạn cần chuẩn bị khi quyết định mở spa là kiến thức chuyên môn. Chỉ với niềm đam mê làm đẹp có lẽ là chưa đủ, việc nâng cao vốn hiểu biết bằng cách trang bị cho mình một chứng chỉ hành nghề spa, một khóa học đào tạo bài bản về cách massage chuyên nghiệp kết hợp dược liệu, kỹ năng chăm sóc da, khả năng quản lý vận hành…sẽ giúp bạn định hướng cũng như vạch ra các bước phát triển giúp hoạt động spa trở nên trơn tru và thuận lợi hơn.

 

Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng

Một trong những kinh nghiệm mở spa nhỏ thành công quan trọng bạn cần lưu ý là nghiên cứu nhu cầu, xác định phân khúc khách hàng tiềm năng mà spa bạn đang muốn hướng đến. Bạn có thể tìm hiểu câu trả lời từ các đối thủ tương đồng hoặc khảo sát người dân xung quanh khu vực đó để biết nhu cầu họ đang cần là gì? Khả năng chi trả? Tần suất tìm đến spa bao lâu một lần?...Để từ đó tập trung vào những dịch vụ cụ thể cũng như đề ra mức giá phù hợp

Vốn mở spa mini là bao nhiêu?

Đầu tiên, bạn cần dự trù nguồn vốn kỹ càng, chính xác để tránh gặp phải tình trạng thiếu hụt hoặc phát sinh nhiều vấn đề khác.

 

Nhìn chung, các khoản chi phí ban đầu cần thiết đầu tư bao gồm: Tiền thuê mặt bằng, trang trí thiết kế, mua sắm trang thiết bị, nhân viên, quảng cáo…Với những mô hình spa tại nhà, ban đầu bạn chỉ cần sắm từ 2-4 giường cùng 1 - 2 bộ bàn ghế sofa và các loại máy móc thiết yếu phù hợp với dịch vụ đã chọn.

 

Bên cạnh đó, về chi phí mỹ phẩm, dược liệu bạn nên sử dụng theo bộ, cùng hãng cố định hoặc có thể mua số lượng lớn kết hợp kinh doanh doanh mỹ phẩm giúp tiết kiệm tối đa ngân sách, gia tăng doanh thu.

Với kinh nghiệm mở spa mini, ngoài những khoản chi tiêu cố định bạn nên dự trù một khoản ngân sách nhằm duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu. Đồng thời, chỉ nên mở rộng quy mô hoặc thuê thêm nhân viên khi cơ sở đã đi vào ổn định, phát triển thuận lợi, hiệu quả khả năng sinh lời cao.

Tham khảo thêm bài viết chi tiết: Mở spa cần bao nhiêu vốn? Dự kiến chi phí trên từng hạng mục

Mở spa nhỏ có cần giấy phép đăng ký kinh doanh?

Vậy mở spa nhỏ có cần đăng ký kinh doanh? Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP (16/03/2007) của Chính Phủ thì việc mở spa với quy mô nhỏ như để chăm sóc da mặt, massage cơ thể, điều trị mụn, vấn đề về da… đều phải đăng ký kinh doanh tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi đi vào hoạt động chính thức. 

 

Điều này nhằm đảm bảo hạn chế cơ sở trái phép, hoạt động tràn lan với những cá nhân không đủ trình độ, kỹ năng chuyên môn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, bạn cần hoàn thành tất cả thủ tục bao gồm thuế, giấy phép kinh doanh và các chứng chỉ hành nghề liên quan.

 

Kinh nghiệm mở spa mini trong cải tạo và thiết kế không gian

Kinh nghiệm mở spa mini trong cải tạo và thiết kế không gianSetup spa mini tại nhà

Kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp đòi hỏi bạn cần chỉnh chu trong từng khâu bố trí không gian. Sự thoải mái, thư giãn của khách hàng chính là thước đo chất lượng mà bạn cần chú trọng hơn cả.

 

Với những thiết kế spa tại nhà có diện tích nhỏ, bạn nên áp dụng chiến lược kinh doanh spa nhỏ bằng cách sử dụng các tone màu sáng như trắng, kem cho tường và kết hợp thêm gương lớn. Điều này sẽ giúp không gian spa tại nhà của bạn trở nên rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát hơn.

 

Ngoài việc để tạo cảm giác hài hòa giữa thị giác và thính giác, bạn nên kết hợp sử dụng những mùi hương tinh dầu nhẹ nhàng, dễ chịu, tác động tích cực đến tinh thần, sức khỏe.

Mở spa mini cần những máy móc thiết bị gì?

Máy móc và thiết bị cho spa là yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng phục vụ đồng thời là khoản kinh phí không nhỏ yêu cầu các chủ đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng. Đối với những người chưa có kinh nghiệm mở spa mini thì càng nên xem xét cẩn thận, tham khảo nhiều địa điểm khác nhau để chọn được sản phẩm tốt, bền, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu sử dụng.

 

Bạn nên liệt kê thứ gì cần thiết nên mua trước, thứ gì chưa thực sự cần có thể mua sau hoặc mua trả góp. Ví dụ: Máy xông hơi, máy hút mụn, vòm ánh sáng, xe đẩy dụng cụ, đá massage, vv. Ngoài ra, các dụng cụ nhỏ hay mỹ phẩm hỗ trợ trong spa cũng cần phải mua mới 100% nguồn gốc uy tín, đảm bảo an toàn y tế.

Xem thêm: Những vật dụng cần thiết khi mở spa bạn không nên bỏ qua

Tên logo đại diện và marketing thương hiệu

Kinh nghiệm kinh doanh spa mini trong marketing thương hiệuKinh nghiệm kinh doanh spa mini trong marketing thương hiệu

Từ chia sẻ kinh nghiệm mở spa mini thành công, đối với một thương hiệu spa, tên và logo là 2 yếu tố ảnh hưởng đến 80% các chiến lược quảng bá, marketing nhằm mục đích tiếp cận khách hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đối với nhiều khách hàng, đôi lúc họ sẽ không nhớ bạn là ai, đã từng thấy ở đâu? Nhưng với mẫu logo cùng tên thương hiệu ấn tượng sẽ giúp họ thu hút, ghi nhớ dù chỉ một lần nhìn qua.

 

Do đó, khi đặt tên cho spa mini, thay vì sử dụng những cái tên hoa mỹ, dài dòng, văn chương bạn hãy sử dụng những “chiếc tên” dễ nhớ, ngắn gọn, gần gũi hoặc thể hiện được chính dịch vụ mình đang cung cấp.

 

Song song với đó, để marketing một thương hiệu spa trong thời đại 4.0 hiện nay kỳ thực không khó. Bạn có thể bắt đầu bằng việc giới thiệu tới bạn bè, người thân. Truyền thông qua hình thức dán banner, phát tờ rơi hay đăng tải thông tin cửa hàng lên các kênh mạng xã hội, sau đó khi đã có nguồn kinh phí ổn định tiến hành thiết kế website, chạy quảng cáo PR trên nhiều nền tảng online.

Tuyển dụng đào tạo nhân viên có tay nghề cao

Bạn cần tuyển nhân viên đã có kỹ năng và tay nghề để hạn chế những rủi ro không đáng có, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Với một nhân viên spa, ngoài kiến thức cần thiết trong lĩnh vực, sở hữu ngoại hình ưa nhìn, khả năng giao tiếp tốt, ăn nói nhẹ nhàng, cư xử lịch sự là tiêu chí phù hợp mà chủ spa cần tìm kiếm và lựa chọn. 

Bên cạnh đó, nhân viên spa cần có ý thức, trách nhiệm làm việc tốt hiệu quả biết nhận lỗi và ham học hỏi trong công việc. Do đó, khi tuyển dụng các bạn cần xem xét liệu nhân viên đó có đủ quyết tâm, nhiệt huyết với nghề không? có sẵn sàng gắn bó lâu dài, xây dựng spa không? 

Đồng thời, mỗi cơ sở đều có những dịch vụ cơ bản và nổi bật khác nhau, với những nhân viên mới vào nghề hoặc lâu năm hãy dành nhiều thời gian đào tạo, nâng cao chuyên môn đảm bảo sự đồng bộ về trình độ nhân viên.

Kinh nghiệm quản lý vận hành kinh doanh spa nhỏ

Khác với những mô hình kinh doanh sản phẩm hàng hóa thông thường, trong lĩnh vực làm đẹp sản phẩm chính là dịch vụ. Hầu hết 70 - 80% các cơ sở spa nhỏ hiện nay là spa - phục vụ trong vòng 1-3 giờ đồng hồ lâu hơn là các gói liệu trình tắm trắng, điều trị mụn diễn ra từ 2-4 tuần. Vì thế, để việc chăm sóc khách hàng được diễn ra thuận lợi, chủ spa cần tính toán doanh số tiền họ phải bỏ ra theo giờ song song với đó là chi phí hao hụt thiết bị, nguyên liệu dược phẩm để từ đó có kế hoạch cân đối định lượng và giảm thất thoát.

 

Để thực hiện tốt những việc này, với những người chưa có kinh nghiệm mở spa mini, spa tại nhà thì đây là một quá trình khó khăn. Tuy nhiên với một phần mềm quản lý chuyên nghiệp hỗ trợ tối ưu quy trình kinh doanh spa, những vấn đề này sẽ được giải quyết dễ dàng.

 

Những lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý spa bạn nhận được là:

  • Báo cáo số liệu thu/ chi cụ thể chính xác, nhanh chóng
  • Lưu trữ dữ liệu thông tin khách hàng/ theo dõi liệu trình tiến độ điều trị
  • Theo dõi lịch hẹn, sắp xếp phòng, bố trí nhân viên
  • Quản lý nhân viên theo từng ca
  • Kiểm soát kho theo dõi việc nhập - xuất các loại hàng tồn, mỹ phẩm, dụng cụ, hạn sử dụng, nhà cung cấp hạn chế thất thoát và sử dụng dược liệu hết hạn ảnh hưởng sức khỏe khách hàng.

Để tìm hiểu rõ hơn về công năng và lợi ích của từng phần mềm quản lý spa, bạn có thể tham khảo bài viết tại: 7 Phần mềm quản lý spa tốt, hiệu quả, chuyên nghiệp nhất 2022

3 Sai lầm thường mắc phải khiến việc kinh doanh spa nhỏ thất bại

những rủi ro khi kinh doanh spaNhững rủi ro khi kinh doanh spa

Nóng vội, chủ quan, không chuẩn bị kỹ trước khi mở spa mini

Để setup một spa mini hoàn chỉnh chuyên nghiệp, bạn cần tốn khá nhiều công sức và tiền bạc. Vì vậy, đừng để một sơ suất nhỏ ảnh hưởng đến cả quá trình hoạt động. Trong kinh nghiệm mở spa nhỏ, điều đầu tiên bạn cần là chuẩn bị thật kỹ tâm lý, không nóng vội, chủ quan. Để có nền tảng vững chắc, bạn có thiết lập kế hoạch kèm chiến lược kinh doanh spa rõ ràng. Trang bị các kỹ năng quản lý, vận hành, dự trù và có hướng giải quyết rủi ro có thể gặp phải. Hãy luôn nhớ rằng, những bước đi của bạn có thể chậm nhưng phải chắc chắn và toàn diện.

Phân bổ nguồn vốn không phù hợp

Không có kế hoạch phân bổ ngân sách phù hợp là sai lầm chung thường gặp với những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm mở spa. Vì vậy, bạn cần thiết lập bản chi phí chi tiết, rõ ràng trước khi bắt đầu khởi nghiệp. Sau đó, check lại list danh sách bao gồm số vốn dự trù xem có thể tiết kiệm được khoản nào không? Cuối cùng là tìm kiếm các đơn vị cung cấp uy tín, giá rẻ, chất lượng trên thị trường.

Không đầu tư đúng thị hiếu, nhu cầu thị trường

Đa phần, các chủ spa đều là những người học nghề ra mở spa. Chính vì vậy, họ thường gặp khó khăn trong kinh doanh vì không xác định được thị trường thiếu gì? khách hàng cần gì? Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thành công khi kinh doanh spa riêng. 

 

Vậy nên, trước khi bắt tay khởi nghiệp, bạn cần chú trọng bước nghiên cứu thị trường, tìm hiểu kỹ xu hướng phát triển đồng đồng thời nắm rõ luật kinh doanh ngành spa để tránh những rủi ro không ngờ tới.

 

Kết luận: Kinh doanh spa nhỏ là ý tưởng khởi nghiệp mang lại lợi nhuận vô cùng lớn. Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm mở spa mini trên đây, Genz Làm Giàu đã giúp bạn tự tin, hiện thực hóa thành công mô hình kinh doanh của mình! Chúc bạn thành công

BÀI VIẾT LIÊN QUAN