Kiến thức kinh doanh Kinh nghiệm kinh doanh Kinh nghiệm mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê vốn thấp, lợi nhuận cao

Kinh nghiệm mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê vốn thấp, lợi nhuận cao

Với thị trường mỹ phẩm phát triển cùng nhu cầu làm đẹp đang ngày một gia tăng. Mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê được xem là một trong những mô hình kinh doanh không bao giờ “lỗi thời”. Bởi rõ ràng với chi phí mặt bằng thấp, ít khả năng cạnh tranh, thu hồi vốn nhanh nhiều nhà đầu tư đang ra sức rót vốn vào nó. Tuy nhiên điều này không có nghĩa bất kỳ ai khi bước chân vào ngành hàng này cũng có thể sống sót và thu lợi nhuận cao

 

Vậy nếu bạn đang ấp ủ dự định kinh doanh mỹ phẩm, đâu là yếu tố cần được quan tâm để mở shop mỹ phẩm ở quê thành công? kinh nghiệm, cách bán mỹ phẩm hiệu quả, đắt khách nhất là gì? Hãy cùng GenZ Làm Giàu tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây!

Thuận lợi và khó khăn khi mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê

Thuận lợi và khó khăn khi mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê

Nhà đầu tư sẽ được và mất gì khi mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê?

Kinh doanh mỹ phẩm hay bất kỳ sản phẩm, ngành hàng dịch vụ nào tại bất kỳ đâu cũng đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Cùng GenZ Làm Giàu nhìn qua các thuận lợi - khó khăn khi mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê dưới đây!

Thuận lợi khi mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê

Chi phí thuê mặt bằng rẻ

Thông thường để chọn được 1 mặt bằng rộng rãi, diện tích lớn gần các khu trung tâm thương mại thành phố tối thiểu bạn phải mất từ 15 - 30 triệu/ tháng. Bên cạnh đó là khoản tiền cọc từ 3-6 tháng. Tuy nhiên, khi mở shop mỹ phẩm ở nông thôn tùy vào vị trí, khu vực bạn chọn mà chi phí cho tiền mặt bằng có thể thấp, trung bình dao động từ 3-5 triệu/tháng. Ở đây nếu thực hiện bài toán so sánh có thể dễ dàng thấy rằng chi phí thuê mặt bằng tại 2 khu vực này có mức phí chênh lệch đáng kể.

 

Mức độ cạnh tranh thấp

Mật độ dân cư thấp, mức độ cạnh tranh không cao là điểm công để bạn xây dựng thương hiệu mỹ phẩm tại nông thôn. Đa phần, các cửa hàng ở quê đều tập trung tại chợ và bán xen lẫn nhiều mặt hàng thay vì chuyên về 1 danh mục hàng hóa mỹ phẩm riêng biệt. Đây được xem là cơ hội giúp bạn bán được nhiều hàng, tạo mức độ uy tín, gia tăng doanh số bán hàng.

 

Dễ dàng kết nối khách hàng

Thông thường, người tiêu dùng ở nông thôn sẽ có xu hướng gắn kết, trở thành mối của 1 bạn hàng nào đó. Do đó, với mức độ cạnh tranh thấp, không có quá nhiều cửa hàng tập trung tại 1 khu vực nhất định. Bạn có thể tận dụng thế mạnh, sự nhiệt tình, thái độ niềm nở cùng những kiến thức mỹ phẩm sẵn có để gắn kết, tương tác lôi kéo họ trở thành những người bạn, người khách trung thành.

Khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm

Sai lầm phổ biến nhất dẫn đến sự thất bại chính là xem nhẹ những vấn đề, rủi ro khi kinh doanh mỹ phẩm, cụ thể những khó khăn thường gặp là:

 

Khó tuyển nhân viên bán hàng

Khi lựa chọn kinh doanh mỹ phẩm ở quê, bạn sẽ phải gặp khó khăn hạn chế rất lớn về nguồn lực. Bởi với đặc thù ngành hàng mỹ phẩm làm đẹp yêu cầu bạn phải tìm kiếm, tuyển dụng nhân viên có ngoại hình, với khuôn mặt ưa nhìn cùng điểm cộng về da cùng khả năng giao tiếp và kiến thức của từng loại mỹ phẩm. Những tiêu chí trên, sẽ khiến bạn khó tìm đủ nhân sự để thay thế vị trí của mình. Đây cũng là khó khăn hàng đầu bạn cần lưu tâm cho ý tưởng mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê.

 

Quỹ thời gian thu hẹp

Kinh doanh mỹ phẩm tất nhiên bạn phải chấp nhận sự đa dạng danh mục ngành hàng và thương hiệu sản phẩm. Vì thế, việc khó tuyển nhân viên ảnh hưởng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động cửa hàng, khiến bạn phải dành toàn bộ quỹ thời gian của mình để quản lý, kiểm soát từ khâu bán hàng, nhập liệu đến theo dõi vận chuyển hay tìm kiếm nguồn hàng.

 

Khó tiếp cận khách hàng

Dân cư thưa thớt, ít ỏi là đặc trưng tại nhiều vùng nông thôn. Bên cạnh lợi thế ít cạnh tranh thì điều này cũng khiến việc kinh doanh mỹ phẩm ở quê trở nên khó khăn bởi số lượng khách hàng ít ỏi. Cùng với đó, nhu cầu sống không quá cao, người nông dân thường chú trọng đến công việc đồng áng, nên khả năng họ dành thời gian tiền bạc để chăm chút yêu chiều bản thân là rất hiếm. Ở đây, các phương tiện truyền thông cũng không quá đa dạng, do đó việc quảng bá, tiếp cận của bạn đến khách hàng cũng trở nên hạn chế.

 

Khó khăn về nguồn hàng

Mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê hay thành thị thì tìm nguồn hàng giá rẻ, chất lượng luôn là vấn đề nan giải. Đối với tệp khách hàng nông thôn, với mức thu nhập trung bình - thấp, số tiền họ sẵn sàng chi trả cho nhu cầu làm đẹp vẫn chưa cao. Do đó, bên cạnh chất lượng chính hãng bạn cần tìm được nguồn nhập mỹ phẩm giá rẻ, bình dân đáp ứng đúng - đủ nhu cầu người dùng tại đây.

Mở shop mỹ phẩm ở quê cần bao nhiêu vốn?

Mở shop mỹ phẩm ở quê cần bao nhiêu vốn?Vốn mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê

Mở shop mỹ phẩm ở quê cần bao nhiêu vốn? Sẽ khó có câu trả lời chính xác với 1 con số cụ thể cho câu hỏi này. Bởi, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, diện tích mặt bằng, các trang thiết bị đầu tư cùng số vốn dự trù cho 3-6 tháng tiếp theo, mà số vốn bạn cần chuẩn bị bạn đầu có thể dao động từ 50 triệu - 100 triệu đồng.

 

Tuy nhiên, nguồn vốn chi phối rất nhiều đến quy mô kinh doanh của bạn, khi áp dụng vào thực tế sẽ có những chênh lệch nhất định. Do đó, để phòng trừ những trường có sự cố, rủi ro bạn cần phải có kế hoạch tính toán chi tiết chi phí mở shop mỹ phẩm chẳng hạn như:

  • Thuê mặt bằng: Chi phí khá rẻ, dao động từ 3-5 triệu/ tháng tùy thuộc vào vị trí và diện tích mặt bằng. 
  • Nhập hàng: Dựa vào quy mô cửa hàng mà bạn áp dụng cũng như các sản phẩm mà bạn định bán là thuộc phân khúc nào mà chi phí nhập hàng sẽ dao động khác nhau.
  • Trang thiết bị, trang trí: Trung bình ngân sách đầu tư trang trí cửa hàng như kệ tủ trưng bày, đồ decor sẽ từ 10 - 15 triệu đồng.
  • Tiền thuê nhân viên: Thời gian đầu mới mở shop mỹ phẩm bên nên thuê trước 1-2 bạn với mức lương 4-5 triệu đồng/ 1 tháng kèm hoa hồng. Sau khi cửa hàng đã vào hoạt động phát triển mạnh  bạn có thể cân nhắc tuyển thêm số lượng nhân viên phù hợp.
  • Chi phí dự trù: Số tiền bạn cần chi trả để duy trì hoạt động như: Tiền nhân viên, mặt bằng, điện nước và các  khoản chi phí phát sinh cho đến khi thu được lợi nhuận.
  • Chi phí marketing, quảng cáo: Đây là nguồn chi phí quan trọng cần có để bạn thu hút sự quan tâm, mang thương hiệu tiếp cận với khách hàng. Trung bình sẽ mất từ 5-10 triệu đồng.

5 Cách mở shop mỹ phẩm ở quê hiệu quả bạn cần lưu ý

Cách mở shop mỹ phẩm ở quê hiệu quả bạn cần lưu ýMở cửa hàng mỹ phẩm ở quê cần lưu ý gì?

Nghiên cứu thị trường và khách hàng

Trước khi tiến hành kinh doanh bất cứ mặt hàng gì, khảo sát thị trường cũng như khách hàng là một yếu tố gần như là bắt buộc giúp bạn có cái nhìn tổng quát.

 

Thứ nhất:

  • Bạn sẽ nắm được có bao nhiêu shop đang kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm giống bạn?
  • Họ đã kinh doanh bao lâu? Cách kinh doanh mỹ phẩm của đối thủ là gì?
  • Vị trí cửa hàng, lưu lượng khách hàng như thế nào?
  • Đâu là sản phẩm chủ lực, mức giá dao động là bao nhiêu?
  • Cách trang trí, bố cục cửa hàng ra sao?

Liệu đâu là các ưu điểm - nhược điểm bạn cần tập trung khai thác và tối ưu trong quá trình hoạt động kinh doanh.

 

Thứ hai:

  • Yếu tố quan trọng nhất bạn phải biết là thu nhập bình quân của người dân tại nơi bạn dự kiến kinh doanh là bao nhiêu?
  • Họ thường có xu hướng mua sản phẩm gì, chăm sóc da hay trang điểm làm đẹp?
  • Thời gian và tần suất họ ghé cửa hàng ra sao?

Từ công đoạn đánh giá và tìm hiểu này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với thị hiếu, nhu cầu khách hàng tại đây.

Lựa chọn mặt bằng mở shop mỹ phẩm

Các mặt hàng mỹ phẩm thường nhỏ không chiếm nhiều diện tích sử dụng. Vì thế nếu cửa hàng quá to tạo không gian trống, khiến khách hàng có cảm giác bị loãng. Trừ khi bạn là đơn vị phân phối của nhiều nhãn hiệu khác nhau thì hãy nên cân nhắc mở cửa hàng rộng. Trung bình với các cửa hàng mỹ phẩm nhỏ ở quê, có diện tích từ 30-40m2 là phù hợp.

 

Lưu ý khi lựa chọn mặt bằng:

  • Lựa chọn mở cửa hàng mỹ phẩm gần chợ hoặc nơi dân cư đông đúc.
  • Đánh giá khả năng sinh lời của mặt bằng.
  • Lưu ý lối đi và chỗ để xe.
  • Tránh mở cửa hàng mỹ phẩm ở nơi ồn ào, khói bụi.

Xác định mặt hàng chủ lực khi kinh doanh shop mỹ phẩm

Ngành hàng mỹ phẩm rất đa dạng bao gồm mỹ phẩm trang điểm và mỹ phẩm chăm sóc da đi cùng với đó là các thương hiệu trong ngoài nước. Là người lính mới, thật khó để bạn có thể ôm đồm hết tất cả mặt hàng từ bình dân đến cao cấp để kinh doanh cùng lúc. Vì thế, dựa trên kết quả phân tích thị trường khách hàng ở mục 1 mà bạn nên cân nhắc để đưa ra quyết định dòng sản phẩm phù hợp nên đầu tư.

 

Chẳng hạn:

  • Mỹ phẩm trang điểm: Son, phấn mắt, phấn má, chì kẻ mày, mascara, kem nền, kem che khuyết điểm, toner.
  • Mỹ phẩm chăm sóc da: Kem dưỡng trắng da, kem trị thâm mụn, tinh chất chống lão hóa, serum, kem chống nắng, retinal.
  • Thương hiệu mỹ phẩm bình dân: Vichy, Hada Labo, Pond, Biore, Simple, The Face Shop.
  • Thương hiệu mỹ phẩm cao cấp: Lancome, Shiseido, Sebamed, Estee Lauder, Amore Pacific, Neutrogena, MAC, SK-II.
  • Thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên: Mỹ phẩm thuần chay ShanShe, Yves Rocher, Innisfree, Cocoon, Nia Organic, Juice Beauty,  L’Occitane.

Trả lời câu hỏi: Muốn mở shop mỹ phẩm lấy hàng ở đâu?

Trả lời câu hỏi: Muốn mở shop mỹ phẩm lấy hàng ở đâu?Mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê lấy hàng ở đâu?

Chất lượng, uy tín của nguồn hàng hóa là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển, thành công của một cửa hàng mỹ phẩm.

 

Với người mới bắt đầu kinh doanh, có một số nguồn hàng mỹ phẩm bạn có thể lựa chọn tham khảo:

  • Đăng ký phân phối sản phẩm từ các thương hiệu mỹ phẩm chính hãng.
  • Nguồn sỉ mỹ phẩm online từ đại lý trung gian.
  • Nhập mỹ phẩm kinh doanh từ các shop bán sỉ.
  • Nguồn sỉ mỹ phẩm online từ hàng xách tay.
  • Tìm nguồn hàng bán mỹ phẩm online từ các chợ đầu mối.

Xem thêm: Ưu điểm -  nhược điểm nguồn sỉ mỹ phẩm chính hãng

Hiểu rõ thủ tục, giấy phép mở cửa hàng mỹ phẩm

Một kinh nghiệm xương máu cuối cùng khi mở cửa hàng mỹ phẩm ở nông thôn bạn cần lưu ý là pháp luật. Cụ thể, trước khi kinh doanh bạn nên tìm hiểu rõ các thủ tục pháp lý như có cần làm giấy phép kinh doanh không? Có phải trình báo với chính quyền địa phương về hoạt động của mình? Có cần hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc mỹ phẩm trong cửa hàng của mình hay không? Để khi bước vào hoạt động được trơn tru, tránh vấn đề phát sinh ảnh hưởng quá trình kinh doanh, uy tín cửa hàng.

 

Để hiểu rõ hơn về các điều kiện kinh doanh mỹ phẩm cũng như thủ tục hành chính lưu hành mỹ phẩm trên thị trường, bạn có thể tham khảo ở bài viết: Kinh doanh mỹ phẩm cần điều kiện gì? Quy định lưu hành và công bố mỹ phẩm tại Việt Nam

4 Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm ở quê đắt khách

Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm ở quê đắt kháchKinh nghiệm mở shop mỹ phẩm ở quê cho người bắt đầu?

Chủ động xây dựng chiến lược tiếp thị cửa hàng mỹ phẩm

Mặc dù Internet đang có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc ở các khu vực nông thôn và việc tiếp thị qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo hay Youtube vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên, tại đây, những hình thức truyền thống như phát tờ rơi, treo băng-rôn hay dựng standee khuyến mãi vẫn được xem là cách hiệu quả hơn cả. 

 

Do đó, kinh nghiệm mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê là bạn hãy thiết kế những tờ rơi, biển hiệu hay poster thật đẹp mắt và ấn tượng để thu hút khách hàng. Ngoài ra, ở nông thôn các khách hàng là những người ưa chuộng hình thức truyền miệng, vì thế hãy đảm bảo shop bạn mang đến chất lượng sản phẩm với giá thành tốt nhất cũng như có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, niềm nở và nhiệt tình. Chắc rằng, khi đó bạn sẽ nhận được sự tin tưởng từ khách hàng và tên tuổi của shop sẽ được tiếp cận với rộng rãi đến nhiều người nhờ sự giới thiệu từ khách quen.

Nhập hàng cao nhiều - Chiết khấu càng cao

Từ kinh nghiệm kinh doanh của các shop mỹ phẩm thành công cho thấy, khi bạn nhập hàng với số lượng lớn đồng nghĩa mức chiết khấu sẽ tăng lên khá cao. 

 

Mỹ phẩm có hạn sử dụng khá lâu trung bình từ 2-5 năm. Vì thế, dựa trên quy mô kinh doanh và tần suất sử dụng khách hàng, bạn nên cân nhắc nhập số lượng phù hợp. Hạn chế cách nhập hàng số lượng ít vừa đủ với suy nghĩ “bán đến đâu nhập đến đó” . Thực tế, điều này không chỉ mất thời gian của chính bạn mà nó còn không được lợi. Thay vào đó, bạn nên chọn nhập nhiều hàng về cùng lúc để đa dạng hàng hóa của shop cũng như nhận được mức chiết khấu cao hơn.

X2 doanh thu với ý tưởng sản xuất mỹ phẩm handmade

Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, các chị em phụ nữ ngày càng quan tâm và ý thức hơn trong việc lựa chọn mỹ phẩm. Bởi hiện nay trên thị trường có vô vàn các loại mỹ phẩm kém chất lượng chứa chất hóa học có thể ảnh hưởng và gây di chứng không nhỏ đến làn da, sức khỏe của mình.

 

Cũng chính vì lý do đó mà xu hướng sử dụng mỹ phẩm handmade được lên ngôi. Với mức giá bình dân, gần gũi với người nông dân, các nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên dễ tìm, cách làm không quá khó và có sẵn trên mạng. Đây là cơ hội để bạn bắt tay vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng góp phần đẩy mạnh doanh thu lợi nhuận, mở rộng tệp khách hàng.

Phát triển đa kênh bán mỹ phẩm online

mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê kết hợp bán onlineMở cửa hàng mỹ phẩm ở quê kết hớp bán hàng online

Trong thời đại công nghệ và internet phát triển như hiện nay. Bên cánh bán hàng theo phương thức truyền thống, kinh doanh mỹ phẩm online là một thị trường "béo bở" không thể bỏ qua. Muốn buôn bán mỹ phẩm thành công bạn nên đầu tư thiết kế website bán mỹ phẩm cùng với kết hợp bán hàng đa kênh trên Facebook, Zalo, các sàn TMĐT. 

 

Sẽ không bị thụ động khi chờ đợi khách hàng tự tìm đến trực tiếp, thay vào đó bạn sẽ chủ động tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Từ đó đẩy nhanh đơn hàng mang về doanh thu với mức lợi nhuận khủng.

 

Như đã được đề cập cụ thể ở những nội dung trước, để tìm hiểu thêm về kiến thức bán mỹ phẩm online, bạn có thể tham khảo ở bài viết: Làm thế nào để kinh doanh mỹ phẩm online thành công? 9 yếu tố quan trọng

 

Kết Luận: Mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê là ý tưởng kinh doanh vô cùng tuyệt vời cùng tính khả thi cao, vì vậy đừng ngần ngại thực hiện ước mơ kinh doanh của mình nhé! Hy vọng với những nội dung được phân tích chi tiết nhất về những thuận lợi, khó khăn cũng như kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm. Sẽ giúp bạn có định hướng phát triển cùng những bước tiến kinh doanh thuận lợi!

Chúc bạn thành công.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN