Kiến thức kinh doanh Ý tưởng kinh doanh 12 Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ doanh thu cao

12 Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ doanh thu cao

Không chỉ tại Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm đang được phát triển sôi nổi với tốc độ chóng mặt trên toàn thế giới. Châm ngôn “đẹp, đẹp nữa, đẹp mãi” luôn là mục đích hàng đầu của nhiều chị em phụ nữ. Do đó, mặt hàng này được dự đoán có tiềm năng phát triển “ăn nên làm ra” trong tương lai. Tuy nhiên mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm là quá trình dài với nhiều yếu tố kết hợp. 

 

Vậy để mở tiệm mỹ phẩm cần chuẩn bị những gì? Số vốn đầu tư là bao nhiêu? Bài viết dưới đây, GenZ Làm Giàu giúp bạn có cái nhìn tổng quan các bước mở shop mỹ phẩm thành công, hiệu quả mang lại doanh thu cao. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Nghiên cứu thị trường, xem xét tiềm năng mở shop mỹ phẩm

Nghiên cứu thị trường tiềm năng kinh doanh mỹ phẩm

Từ hướng dẫn kinh doanh mỹ phẩm của những người thành công đi trước, để thực hiện tốt việc kinh doanh mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao, chủ đầu tư cần nghiên cứu và phân tích thị trường. 

 

Việc bạn cần thực hiện ở bước này là khảo sát nhu cầu đối tượng khách hàng mục tiêu, mức giá tại khu vực dự kiến mở cửa hàng. Ngoài ra, hãy phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm sau đó phác thảo chiến lược kinh doanh phù hợp.

 

Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá số liệu, bạn có thể dự kiến được mức chi phí và lợi nhuận trung bình hàng tháng, thời điểm hòa vốn hoặc các phương pháp marketing, quảng cáo hiệu quả

 

Theo con số thống kế năm 2019, tỉ lệ người dùng mỹ phẩm tại Việt Nam đã tăng lên 30% và số người hoàn toàn không sử dụng mỹ phẩm giảm xuống chỉ còn 14%. Điều này minh chứng cho việc ngày càng có nhiều người Việt sử dụng mỹ phẩm như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và họ sẵn sàng chi trả 1 số tiền tương đương cho việc đầu tư sắc đẹp của mình. 

Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm rõ ràng, cụ thể

Rất nhiều cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm phải ngậm ngùi đóng cửa chỉ sau vài tháng đi vào hoạt động vì thiếu bản kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn chỉnh. Vậy nên để mở shop mỹ phẩm thành công đòi hỏi bạn phải phác họa cho mình 1 bản kế hoạch chi tiết và phù hợp nhất.

 

Thông thường, 1 bản kế hoạch mở shop mỹ phẩm bao gồm:

  • Khảo sát thị trường mục tiêu, chân dung khách hàng
  • Ngân sách
  • Nguồn hàng, dòng sản phẩm chủ lực
  • Mục tiêu (doanh số, nhân viên, cửa hàng…) theo từng năm
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Kế hoạch marketing
  • Kết hợp kinh doanh online trên những nền tảng thích hợp
  • Kế hoạch mở rộng quy mô cửa hàng

Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Đối với bất kỳ ngành nghề nào không chỉ riêng với kinh doanh mỹ phẩm. Khi lập bản kế hoạch, câu hỏi đầu tiên bạn cần trả lời là "ai là người mua mỹ phẩm của bạn?" "Tại sao họ lại lựa chọn sản phẩm của shop bạn?" "Thói quen mua sắm của họ như thế nào?" Từ đó bạn có thể áp dụng để làm rõ chân dung khách hàng của mình trong kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm. 

 

Xác định được thương hiệu mình nên kinh doanh là dòng mỹ phẩm gì? Địa điểm kinh doanh cũng như mức vốn đầu tư sao cho phù hợp. Việc bạn cần xác định là phân khúc khách hàng của bạn là cao cấp hay bình dân

 

Chẳng hạn:

  • Đối tượng thuộc phân khúc cao: Nhu cầu về các dòng mỹ phẩm cao cấp, thiên hướng chăm sóc, bảo vệ làn da tránh lão hóa, sẵn sàng chi trả số tiền lớn
  • Đối tượng thuộc phân khúc trung bình - thấp: Ưa chuộng dòng mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm handmade thiên hướng làm đẹp, trang điểm, trải nghiệm thử.

Bạn sẽ bán mặt hàng, thương hiệu mỹ phẩm nào?

Vậy muốn kinh doanh mỹ phẩm, điều kiện cần có là gì?

 

Thị trường làm đẹp với “muôn hình vạn trạng” các dòng mỹ phẩm và thương hiệu khác nhau. Vì vậy bạn cần xác định rõ lợi thế kinh doanh của mình là gì? Những dòng mỹ phẩm cao cấp được nhập khẩu từ nhiều quốc gia, hay những dòng mỹ phẩm bình dân. Với các mặt hàng cần bán như đồ trang điểm, mặt nạ, kem dưỡng, kem chống nắng, sữa rửa mặt, toner, nước hoa, tinh chất.

 

Tiếp sau đó là việc lựa chọn thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng, phù hợp. Tính cả trong và ngoài nước, hiện nay có hàng trăm đến hàng thương hiệu. Tuy nhiên, đừng quá tham lam mà “ôm đồm” bán hết tất cả các thương hiệu cùng 1 lúc, đặc biệt là khi bạn đang là “lính mới” và ít vốn.

 

Cuối cùng, cách mở cửa hàng mỹ phẩm hiệu quả là bạn nên quan tâm đến bản quyền thương hiệu. Vì hiện nay, một số thương hiệu lớn không cho các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ mang tên của họ ( trừ các đại lý ủy quyền hoặc nhượng quyền thương hiệu mỹ phẩm của họ). Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ để tránh những rắc rối về pháp luật. 

Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

Tùy thuộc vào mô hình shop mỹ phẩm, số lượng hàng hóa, chất lượng và xuất xứ thương hiệu…mà số tiền đầu tư kinh doanh của bạn sẽ dao động theo. Để thực hiện trau chuốt từ những khâu cơ bản đến hoàn thiện chỉnh chu nhất như thiết kế trang trí cửa hàng, xây dựng phát triển đa nền tảng, công cụ hỗ trợ  bán hàng đến việc nhập nguồn mỹ phẩm cao cấp đa dạng thương hiệu thì số tiền bạn cần chắc chắn có trong tay ít nhất khoảng từ 100 triệu.

 

Các khoản dự kiến bạn sẽ đầu tư khi mở tiệm mỹ phẩm:

Vốn nhập nguồn hàng mỹ phẩm

Việc bán mỹ phẩm có lời không phụ thuộc khá lớn đến chi phí nhập hàng. Trên thực tế, chi phí nhập hàng là khoản tiền chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư. Bạn cần cân nhắc lựa chọn dòng sản phẩm nào? Thương hiệu mỹ phẩm bình dân hay cao cấp để chuẩn bị nguồn vốn và phân bổ ngân sách sao cho hợp lý, đảm bảo có thể nhập đủ số lượng hàng hóa cần trong giai đoạn đầu. 

 

Nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro, thời gian đầu bạn nên bán các loại mỹ phẩm đang được ưa chuộng quan tâm nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là kinh doanh mỹ phẩm Hàn Quốc

Chi phí thuê mặt bằng mở shop mỹ phẩm

Tùy vào vị trí và diện tích mặt bằng mà mức giá thuê sẽ khác nhau. Hiện nay, trung bình chi phí thuê mặt bằng diện tích 30 - 40m2 có mức giá dao động từ 7 triệu - 20 triệu/ tháng. Bên cạnh đó bạn cần trả trước 1 khoản đặt cọc từ 3 - 6 tháng có nơi là 1 năm. Do đó hãy đảm bảo rằng mình có đủ tài chính để xoay sở trong giai đoạn đầu khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm. Đặc biệt, đối với cửa hàng mới mở lượng khách hàng ít cần tránh chọn địa điểm có giá mặt bằng quá cao, khả năng lỗ cao, khó cầm cự buộc phải đóng cửa trong thời gian ngắn.

Đồ dùng trang trí, trưng bày

Cửa hàng mỹ phẩm với nhiều dòng sản phẩm kích thước khác nhau nên việc trang bị các đồ vật trang trí cửa hàng quầy, kệ, tủ trưng bày để phân loại, bảo quản là điều rất cần thiết. Tùy thuộc vào số lượng hàng hóa, thương hiệu, phong cách thiết kế mà vốn đầu tư vào các trang thiết bị sẽ khác nhau. Với các dòng mỹ phẩm “High End” bắt buộc phải lắp đặt các tủ kính kín đảm bảo tính an toàn trong nhiều trường hợp khách hàng đông không kiểm soát được nếu thiếu nhân viên.

Vốn dự trù trong quá trình duy trì hoạt động cửa hàng mỹ phẩm

Đa phần các cửa hàng mới đi vào hoạt động thường sẽ chịu lỗ trong vòng 1- 4 tháng đầu bởi nhiều lý do như: Lượng khách chưa đều, doanh thu thấp, chi phí cố định/ phát sinh…Vậy nên việc dự trù một khoản vốn để trang trải cho cửa hàng khi chưa có lợi nhuận giúp duy trì sự bền vững cho cửa hàng là điều rất cần thiết.

 

Tuy nhiên, với 1 số vốn eo hẹp thì việc kinh doanh mỹ phẩm online sẽ là hướng đi an toàn, tiết kiệm hơn cho bạn rất nhiều. Bạn chỉ cần đầu tư chi phí nhập hàng và thiết kế website bán mỹ phẩm, kết hợp kinh doanh trên Facebook và Instagram. 

Trả lời câu hỏi "Kinh doanh mỹ phẩm lấy hàng ở đâu"?

Kinh doanh mỹ phẩm lấy hàng ở đâu? là nỗi lo của nhiều nhà khởi nghiệp khi mới bước chân vào lĩnh vực này. Nơi nào vừa có giá nhập tốt vừa là sản phẩm chính hãng có nguồn gốc rõ ràng, chính sách đổi trả rõ ràng nếu có lỗi, vấn đề phát sinh. 

1 số gợi ý …. gửi đến bạn:

  • Lấy sỉ từ các shop bán sỉ
  • Nhập từ các website có các gian hàng bán sỉ
  • Làm đại lý cho các công ty mỹ phẩm nước ngoài
  • Đặt hàng từ nước ngoài
  • Tự làm mỹ phẩm Handmade

Để tham khảo rõ hơn các ưu - nhược điểm của từng nguồn mỹ phẩm, bạn có thể tham khảo chi tiết bài viết: Nguồn sỉ mỹ phẩm chính hãng.

Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm trong lựa chọn địa điểm

Việc lựa chọn địa điểm mở shop mỹ phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng được đề cập hầu hết trong các kinh nghiệm kinh doanh. Các mặt hàng mỹ phẩm thường nhỏ, không chiếm diện tích rộng lớn. Do đó bạn nên lựa chọn mặt bằng phù hợp với quy mô kinh doanh cũng như nguồn vốn đó là là: Tập trung 1 số dòng mỹ phẩm nhất định hay trở thành 1 đại lý phân phối của nhiều nhãn hàng. Tránh các trường hợp cửa hàng quá rộng sẽ tạo nhiều không gian trống gây cảm giác trống trải, thưa thớt, gây loãng cho khách hàng.

 

Lưu ý khi chọn vị trí mở cửa hàng mỹ phẩm:

  • Nên đặt tại vị trí mặt phố, chân tòa nhà chung cư, khu văn phòng,vv
  • Tập trung trên các tuyến đường đã có cửa hàng mỹ phẩm, vì sẽ không gặp khó khăn quá nhiều khi tìm kiếm hàng trong thời gian đầu
  • Nếu là đường 1 chiều tránh giải phân cách cứng
  • Tránh mở tiệm mỹ phẩm tại các ngã 4 đường, tuy lượng người qua lại đông nhưng sẽ rất ồn ào, khói bụi ảnh hưởng tư vấn. Mặt khác chi phí lại rất cao (Phù hợp với các đại lý phân phối)

Mở rộng mạng lưới kinh doanh mỹ phẩm online

Kinh doanh mỹ phẩm online

Bên cạnh việc kinh doanh tại cửa hàng theo phương thức truyền thống. Với tỷ lệ người sử dụng Internet trên các trang mạng xã hội hay sàn TMĐT ước tính lên đến 70 triệu, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020-2021, tất nhiên kinh doanh mỹ phẩm online là mảnh đất màu mỡ để bạn mở rộng và “khai thác”.

 

1 số kênh bán hàng đầy tiềm năng bạn có thể tiếp cận khách hàng như:

  • Thiết kế website bán mỹ phẩm: Tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận khách hàng trực tuyến.
  • Mạng xã hội: Facebook, Instagram,...Chỉ với 1 vài bước đơn giản để tạo tài khoản trên các nền tảng giúp bạn tăng tương tác và follower với khách hàng.
  • Sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,... Gia tăng tỷ lệ đơn hàng

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh cũng như mục đích, bạn có thể từng bước đầu tư 3 loại hình trên để bổ trợ cho hoạt động kinh doanh được hiệu quả, mang lại doanh thu cao. 

 

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bán mỹ phẩm online, có thể tham khảo chi tiết bài viết: Lưu ý khi kinh doanh mỹ phẩm online.

Quảng bá thương hiệu, chiến lược tiếp thị kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm

Với sức cạnh tranh khốc liệt trên thị trường mỹ phẩm hiện nay thì quảng bá thương hiệu xây dựng chiến lược tiếp thị kinh doanh là điều vô cùng quan trọng và khó khăn. 

 

Là 1 người “lính mới” lượng khách không nhiều, rất ít người biết đến cửa hàng. Bạn cần chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng thông qua nhiều hình thức quảng cáo như: Phát tờ rơi, email marketing, Google Ads, mạng xã hội, PR, vv.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tận dụng mối quan hệ từ người thân, bạn bè để giới thiệu cửa hàng của mình hay có thể tổ chức các buổi event ra mắt sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, giảm giá  nhờ đó giúp mở rộng tệp khách hàng và đẩy mạnh doanh số cửa hàng.

 

Tuy nhiên, việc quảng bá thương hiệu không chỉ làm khi mới mở cửa hàng mà đòi hỏi bạn phải làm thường xuyên và liên tục để shop luôn duy trì được phong độ và không bị “chìm nghỉm” bởi các đối thủ cạnh tranh khác.

Đăng ký kinh doanh và hoàn tất các thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm

Kinh doanh mỹ phẩm cần điều kiện gì? Thủ tục mở shop mỹ phẩm cần bắt đầu từ đâu? là thắc mắc của hầu hết các bạn đang có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

 

Để được pháp luật bảo vệ và thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế, các cá nhân người đứng tên đại diện cho hộ gia đình cần đến cục quản lý đăng ký kinh doanh tại địa phương để hoàn thành thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ.

 

Chú ý khi đăng ký tên kinh doanh mỹ phẩm, bạn nên ưu tiên lựa chọn tên ngắn gọn, sáng tạo và dễ nhớ. Tên cửa hàng cần nổi bật rõ lĩnh vực hoạt động, tránh tạo sự nhầm lẫn không đáng cho khách hàng.

 

Bên cạnh đó, bạn cần liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để xin giấy phép 1 số giấy phép kinh doanh, nội dung liên quan như: Đăng ký thương hiệu, mã thuế,vv

Chăm sóc và phản hồi ý kiến từ khách hàng 

Chăm sóc khách hàng là khâu cuối cùng quyết định khách hàng có ở lại bạn hay không. Giữa hàng trăm cửa hàng mỹ phẩm có mức giá tương đương, việc khách hàng lựa chọn bạn đã là điều rất khó. Thế nhưng chăm sóc, support, giữ chân khách còn là chuyện khó hơn. Bởi sẽ không tự nhiên mà người bán hàng luôn tâm niệm “khách hàng là thượng đế” . Vì thế để đứng vững và có vị thế trong thị trường mỹ phẩm, việc sở hữu, bồi dưỡng cho mình những kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp là điều kiện cần và đủ.

 

Phản hồi của khách hàng cũng chính là những điều quý giá mà các người chủ  nhận được, bởi nhờ đó bạn sẽ biết mình còn đang thiếu sót gì và cần cải thiện những đâu.

Cách mở cửa hàng mỹ phẩm thành công nhờ áp dụng công nghệ bán hàng

Cách mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thành công nhờ áp dụng phần mềm quản lý bán hàng

Đặc điểm của ngành mỹ phẩm là đa dạng mẫu mã, chức năng và giá thành khác nhau. Chính vì thế việc quản lý cửa hàng bằng phương thức truyền thống với những cuốn sổ dày cộm là cách phương pháp kém hiệu quả, thiếu chuyên nghiệp dễ gây ra những vấn đề nhầm lẫn.

 

Vì thế, việc áp dụng công nghệ hỗ trợ quản lý bán hàng trong kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm là điều kiện cần để bạn có thể bán và quản lý shop được tốt nhất. Kể cả khi bạn kinh doanh mỹ phẩm online đa kênh hay kinh doanh trực tiếp.

 

Vậy công cụ này sẽ giúp ích bạn giải quyết những vấn đề gì?

  • Cập nhật xu hướng mới nhất.
  • Quản lý mỹ phẩm theo mã màu, mã sản phẩm, tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng.
  • Hỗ trợ chi tiết về tính toán lương, công nợ, hoa hồng.
  • Tránh thất thoát đơn hàng, kiểm tra tình trạng vận đơn.
  • Lưu trữ danh sách khách hàng cũ, lọc nhóm khách hàng boom.
  • Kiểm tra báo cáo bán hàng, kho hàng đơn hàng nhập - xuất.
  • Hỗ trợ live stream bán hàng, chất đơn trực tiếp trên live.

Các phần mềm bán hàng bán chạy hiệu quả nhất hiện nay: Tpos, máy bán hàng.net,...

 

Có thể nói, ngành kinh doanh mỹ phẩm không hề khó, điều khó ở đây là làm thế nào để trụ vững và không bị đào thải trong ngành công nghiệp đầy tính cạnh tranh này. Hy vọng với những thông tin chia sẻ về các bước mở cửa hàng mỹ ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và bước tiến hiệu quả. Chúc bạn thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN